được những con búp bê giấy đó mà không phải là quá trình học phép tính
cộng, thì bọn trẻ có thể nhớ được những gì? Nếu như qua cách này, chúng
chưa thể học được số 2, 3, 5, thì ít nhất cũng nên để chúng lao động trí óc
một chút. Nhưng giáo viên thì lại cứ giảng giải mãi về búp bê giấy.
Trong một giờ học khác, một giáo viên muốn trình bày cho học sinh thấy
sự khác nhau giữa âm nhạc và tiếng ồn. Cô ấy mở đầu tiết học bằng một câu
chuyện tương đối dài. Đột nhiên, một đồng nghiệp của cô ấy gõ cửa khá
mạnh. Cô giáo này lập tức ngừng câu chuyện đang dang dở và nói thật to:
“Cái gì vậy? Xảy ra chuyện gì rồi? Họ làm cái gì vậy nhỉ? Các con, đó là cái
gì vậy? Dòng suy nghĩ của cô đã bị đứt quãng rồi, không thể kể tiếp chuyện
được nữa, cô không nhớ nổi cái gì nữa, đành phải bỏ dở thôi. Các con có
biết đã xảy ra việc gì không? Các con có nghe thấy không? Các con có hiểu
không? Đó là tiếng ồn! Là tiếng ồn! Cô đành phải nhanh chóng cho bé yêu
này vào trong nôi thôi! (Cô ấy cầm lấy một chiếc đàn mandolin và dùng tấm
thảm nhỏ bọc nó lại). Các con thân mến, cô rất muốn được biểu diễn cùng
các con. Các con có nhìn thấy nó không? Các con có nhìn thấy bé yêu bé
bỏng mà cô đang ôm trong lòng không?”. Một đứa trẻ trong lớp lập tức hét
to lên: “Đó không phải là một em bé!”. Những đứa trẻ khác cũng góp vào:
“Đó là một cái đàn mandolin chứ!”. Nhưng giáo viên lại trả lời: “Không!
Không! Nó chính là một em bé đấy! Một em bé thực sự. Các con có muốn
cô chứng minh không? Ồ, yên lặng! Cô thấy nó đang rơi nước mắt, đang
khóc đây này. Hình như nó đang gọi ‘Ba ơi’, ‘Mẹ ơi’ thì phải?”. Cô ấy chạm
vào dây đàn bên dưới cái thảm, “Các con có nghe thấy không? Các con có
nghe thấy nó đang làm gì không? Nó đang khóc hay đang chảy nước mắt
vậy?”. Có một số đứa trẻ vẫn cãi: “Đây là đàn mandolin. Cô đang chơi
đàn!”. Giáo viên lại nói: “Tất cả trật tự! Nghe cho kĩ nhé, cô đang làm gì
đây?”. Cô ấy mở tấm thảm, lộ ra chiếc đàn mandolin và nhẹ nhàng gảy lên
dây đàn: “Đây là tiếng nhạc!”
Khiến lũ trẻ hiểu được ý định của giáo viên trong một giờ học như vậy,
hiểu được sự khác biệt giữa tiếng ồn và âm nhạc theo cách biểu đạt như thế
của giáo viên, quả thực là một việc làm vô vọng. Trẻ có thể sẽ cho rằng giáo
viên muốn làm trò cười, hoặc cũng có thể sẽ cho rằng cô ấy rất ngốc nghếch,