Trong xã hội cũng xảy ra hiện tượng như vậy: những người có thể tuân
thủ kỉ luật nghiêm ngặt thường là người xuất sắc, các hành vi của họ không
có chỗ tồn tại cho sự hoang dã, độc tài, mờ ám.
Còn mối quan tâm đối với sự phát triển tâm lí của trẻ em thì lại càng có
nhiều thành kiến hơn nữa, mà điều đáng nói là những thành kiến này lại
không phải là những tri thức đúng đắn. Cho đến nay, điều chúng ta mong
muốn vẫn chỉ mới dừng lại ở việc dùng quyền lực chi phối hành vi bên
ngoài của trẻ em, chứ không giống như việc dẫn dắt người lớn, cố gắng
thông qua sự dẫn dắt tư tưởng bên trong để chinh phục họ. Chính vì nguyên
nhân này nên khi chúng ta còn đang ở trong tình trạng chưa thể hiểu hết
được trẻ em thì đã mất đi cơ hội gần gũi với chúng.
Nhưng nếu như chúng ta “dụ dỗ” trẻ em để chúng chịu tuân thủ theo kỉ
luật và gác phương thức can thiệp sang một bên, thì có thể sẽ được nhìn thấy
một “mặt khác” của trẻ em. Sự hiền dịu của chúng mới ngọt ngào làm sao,
sự ham mê hiểu biết làm cho chúng có thể vượt qua được mọi rào cản, trong
khi chúng ta lại thiển cận cho rằng, những rào cản này sẽ cản trở những nỗ
lực của chúng.
LÀM THẾ NÀO ĐỂ KHUYẾN KHÍCH TRẺ EM THỰC HÀNH
LUYỆN TẬP BẰNG GIÁO CỤ CẢM GIÁC (TƯƠNG PHẢN,
TƯƠNG ĐỒNG VÀ PHÂN LOẠI)?
Khi mới bắt đầu, giáo viên nên tận dụng các vật kích thích giúp hình
thành cảm giác rõ ràng về sự đối sánh, theo đó sẽ có thể khiến cho trẻ em
chú ý đến những những sự khác biệt dù là rất nhỏ của những đối tượng thoạt
nhìn có vẻ có nhiều điểm tương tự nhau. Ví dụ, khi phân biệt các cảm nhận
khác nhau của xúc giác, chúng ta có thể cho trẻ em nhận biết bắt đầu từ mặt
phẳng, giữa một mặt phẳng hoàn toàn nhẵn bóng và một mặt phẳng còn thô
ráp. Trong thực nghiệm thể hiện sự khác nhau về trọng lượng của vật thể,
trước tiên chúng ta có thể cho trẻ được cầm, nắm một giáo cụ nhẹ nhất trong
số những giáo cụ bằng gỗ, sau đó đưa cho chúng một thứ khác nặng nhất.
Bài tập về âm thanh cũng như vậy, nên đưa ra hai thái cực khác nhau cho trẻ