Vì vậy, tôi cho trẻ em tự dùng xà phòng trong chậu rửa tay, sau đó rửa
sạch tay trong một cái chậu đựng nước ấm ở bên cạnh. Tiếp theo, tôi còn
cho trẻ tự lau khô tay và xoa vào nhau, thực hiện xong chuỗi động tác đó
mới là hoàn thành toàn bộ công việc chuẩn bị. Dưới đây, tôi mới bắt đầu
việc dạy trẻ học cách làm thế nào để tiếp xúc, tức là học cách tiếp xúc với bề
ngoài của đồ vật. Chúng tôi sẽ cầm lấy ngón tay của trẻ em, nhẹ nhàng kéo
nó dịch tới bên ngoài đối tượng. Một thao tác khác là khi tiếp xúc với đồ vật
nhất định phải bảo trẻ nhắm mắt lại. Có thể dùng vài lời khích lệ trẻ, như
vậy cảm giác mà trẻ cảm nhận được sẽ rõ ràng hơn, hơn nữa có thể giúp trẻ
không cần nhìn bằng mắt cũng có thể phân biệt được sự thay đổi của bề mặt
đối tượng. Tốc độ học của trẻ em vô cùng nhanh, hơn nữa còn trực tiếp thể
hiện sự cảm nhận của chúng đối với quá trình này. Thực tế cũng đã diễn ra
chính xác như vậy, sau khi dạy xong những bài tập này, mỗi khi chúng tôi
đến “ngôi nhà trẻ thơ”, bọn trẻ đều sẽ chạy đến, nhắm chặt hai mắt chúng và
tiếp xúc với chúng tôi bằng những ngón tay kì diệu đó, dường như muốn tìm
ra chỗ nào là chỗ mịn màng nhất trên da, nếu không làm vậy thì chúng sẽ sờ
tay vào quần áo chúng tôi, nhất là những đồ bằng lông ngỗng hay bằng tơ.
Bọn trẻ đang luyện tập xúc giác. Chúng gần như đều rất thích thú đối với
việc chạm vào bề mặt sáng bóng của những thứ như vải lụa, đối với chúng,
phân biệt giữa giấy ráp và vải lụa là một việc quá dễ dàng.
Giáo cụ thích hợp dùng cho bài tập đầu tiên gồm có những loại dưới đây:
1. Một miếng gỗ dày, chia thành hai hình chữ nhật bằng nhau, một hình
chữ nhật được dán giấy nhẵn bóng, hình chữ nhật còn lại thì dán giấy thô
ráp lên trên.
2. Một miếng gỗ có hình dạng giống như miếng gỗ ở trên, nhưng vị trí
miếng giấy nhẵn bóng và giấy thô ráp dán bên ngoài có thể thay đổi được.
3. Một miếng gỗ có hình dạng giống như miếng gỗ ở trên, nhưng dán bên
ngoài là những miếng giấy ráp có độ ráp không giống nhau.
4. Một miếng gỗ, bên trên dán hai tờ giấy có kích thước như nhau, chỉ
khác nhau về độ nhẵn, một tờ là giấy da dê, còn tờ kia là giấy mặt trơn
bóng.