Có thể để trẻ em ngồi ở một vị trí cố định rồi cho trẻ dùng tay nhẹ nhàng
tiếp xúc với các loại đồ vật không giống nhau này, đồng thời dạy cho chúng
làm thế nào để nhận biết được sự khác biệt mang tính hệ thống.
Sau khi nhắm mắt, trẻ em có thể lần lượt chạm tay vào từng chỗ trên
miếng gỗ và bắt đầu thông qua việc di chuyển cánh tay để so sánh sự khác
biệt giữa các đối tượng.
Trong số rất nhiều cách luyện tập cảm giác, kích thích cảm giác là một
phương thức có thể dẫn đến quyết định di chuyển.
Về sau, tôi lại chuẩn bị một số giáo cụ có thể di chuyển được, phân thành
các nhóm nhỏ khác nhau, mỗi nhóm đều tương ứng với cách luyện tập riêng.
Dưới đây là một số kiểu:
1. Tấm thẻ không cùng độ nhẵn bóng
2. Giấy ráp không cùng độ ráp
3. Các loại sản phẩm dệt
Cách sử dụng các giáo cụ này cũng không có gì đặc biệt, đều là các đồ vật
trộn lẫn vào nhau trong một nhóm nào đó, có lúc thành đôi theo thứ tự, có
lúc thành nhóm theo thứ tự.
Những giáo cụ là sản phẩm dệt bao gồm mấy nhóm như lông thiên nga, tơ
tằm, lông cừu, sợi bông, sợi đay, đồ dệt kim... được đặt trong một cái tủ chế
tạo đặc biệt. Trẻ em có thể tìm hiểu tên gọi của các loại đồ vật khác nhau về
chất liệu.
Những bài tập trên đây đều được trẻ em thực hiện trong khi bịt kín mắt.
CẢM NHẬN NHIỆT ĐỘ
Để làm bài luyện tập này, tôi đã sử dụng các đồ chứa nhỏ khác nhau hình
ô van bằng kim loại và bên trong đều đựng đầy nước. Trong mỗi bình đều
đựng nước nóng đến 167 độ F (khoảng 75 độ C), nhưng chất lượng khác
nhau. Tiếp theo, tôi lại rót đầy nước lạnh 69 độ F (khoảng 21 độ C), có lúc
tôi cũng sẽ chuẩn bị một cặp đồ chứa giống nhau. Cho dù những đồ đựng