thực nghiệm. Khi phân biệt màu sắc, đầu tiên nên cho trẻ xem màu sắc tươi
sáng nhất và màu sắc tương phản với màu ấy, ví dụ như màu đỏ và màu
vàng. Khi phân biệt hình dáng, nên cho trẻ em nhận biết hình tròn và hình
tam giác.
Để trẻ em có thể hiểu kĩ hơn sự khác biệt giữa các đối tượng, tốt nhất là
trong số các đối tượng hoàn toàn khác nhau, nên xen lẫn một số đồ hoàn
toàn giống nhau. Ví dụ, có thể trộn lẫn hai bộ giáo cụ vào với nhau – hai âm
thanh cùng cao độ và cùng nhỏ như nhau, hai giáo cụ cùng là màu vàng hay
hai giáo cụ cùng là màu đỏ... Trong số những giáo cụ có sự khác nhau đặc
trưng thì tìm kiếm những giáo cụ có điểm nào đó giống nhau, thông qua việc
không ngừng đưa ra những đặc trưng của nó mà làm cho sự khác biệt giữa
hai vật thể càng rõ rệt hơn.
Một bài tập cuối cùng là phân loại giáo cụ, tức là đem một nhóm gồm các
giáo cụ tương tự nhau trộn lẫn vào nhau rồi phân loại theo thứ tự. Ví dụ như
một bộ giáo cụ có cùng tông màu, màu sắc theo các cấp độ khác nhau từ
nhạt đến đậm; hay như bộ giáo cụ gồm các hình chữ nhật, trong đó một bộ
có các cặp cạnh bằng nhau và một bộ có các cạnh lần lượt nhỏ dần. Những
giáo cụ như vậy phải xếp theo thứ tự to nhỏ, lần lượt từng cái một đặt vào vị
trí thích hợp với nó.
THỰC HIỆN LUYỆN TẬP XÚC GIÁC NHƯ THẾ NÀO?
Mặc dù cơ quan xúc giác được bố trí khắp nơi trên cơ thể con người,
nhưng bài tập có thể dùng để huấn luyện trẻ em lại chỉ hạn chế ở ngón tay,
nhất là ngón tay của bàn tay phải.
Từ nghiên cứu thực tế, chúng tôi mới đưa ra hạn chế này, sự hạn chế này
cũng có chức năng giáo dục thực tế, giúp cho trẻ em có được sự chuẩn bị tốt
hơn cho cuộc sống thường nhật, bởi vì con người khi tiếp xúc với đồ vật
thường có thói quen sử dụng tay phải.
Trong hệ thống giáo dục của chúng tôi, bài tập này có tính thực tế cao, bởi
vì việc trẻ em thường xuyên dùng tay để thực hiện các loại bài tập đều là sự
chuẩn bị gián tiếp cho việc viết chữ.