Phương pháp luyện tập này không chỉ giúp cho chúng ta đạt được độ khéo
léo, mà bản thân hoạt động ấy cũng khá thú vị.
CẢM NHẬN KHI CHẠM VÀO BỀ MẶT NGOÀI (GIÁO DỤC
CẢM NHẬN PHÂN BIỆT THỰC THỂ)
Bài luyện tập này cũng giống như người mù trực tiếp dùng ngón tay chạm
vào để nhận biết hình dạng đối tượng, đây không chỉ là một kiểu luyện tập
xúc giác. Trên thực tế, chỉ có những vật có bề ngoài trơn bóng hay thô ráp
thì mới có thể nhận biết được bằng xúc giác.
Nhưng khi thêm chuyển động của tay và cánh tay cũng có nghĩa là sẽ
thêm vào đó khái niệm về một kiểu chuyển động. Nhận thức này được quy
vào một kiểu cảm giác đặc biệt – được gọi là giác quan thứ 6, cũng được gọi
là cảm giác của cơ bắp, có thể cho phép nhiều ấn tượng cảm giác được lưu
trữ vào trong “kí ức cơ bắp”, giúp cho con người có thể nhớ lại những động
tác đã hoàn thành một cách vô thức.
Chúng ta có thể di chuyển trong điều kiện không có sự tiếp xúc với bất kì
đồ vật nào và còn có thể nhớ lại, tái hiện lại những động tác có liên quan đến
phương hướng, phạm vi... Chính nhờ những cảm giác cơ bắp đã qua thực
nghiệm, chúng ta mới có được kết quả như vậy. Tuy nhiên, ngay khi chúng
ta di chuyển và tiếp xúc với đồ vật nào đó, hai loại giác quan – xúc giác và
cảm giác vận động này sẽ hoà trộn làm một và được các nhà tâm lí học đưa
vào trong một loại cảm giác gọi là “cảm nhận phân biệt thực thể”.
Trường hợp này không phải chỉ là một sự nhận thức đầy đủ về sự di
chuyển, mà còn là một kiểu “nhận thức” đối với sự vật bên ngoài. Nó có thể
hoàn toàn phù hợp với những gì mà mắt nhìn thấy, do vậy sẽ mang đến tính
chuẩn xác cao, giúp cho con người nhận thức được một đồ vật nào đó. Điểm
này thể hiện rõ rệt nhất ở những đứa trẻ – khi chúng trực tiếp chạm vào đồ
vật để cảm nhận chứ không chỉ đơn thuần dùng mắt để nhìn, dường như làm
vậy giúp chúng quyết tâm hiểu rõ sự vật hơn, nhất là giúp chúng có thể dễ
dàng ghi nhớ các sự vật ấy. Bản tính của trẻ em đã sớm tiết lộ sự thực này.
Trên thực tế, trẻ nhỏ sẽ chạm vào tất cả những sự vật khác nhau mà trẻ nhìn