Khi khả năng nghe của trẻ đã được huấn luyện đến mức có thể nghe được
vài nốt nhạc đơn giản liên tiếp trong cùng một âm vực, thì khi không có sự
tác động của môi trường bên ngoài, trẻ vẫn có thể tự sắp xếp cả bộ chuông
theo đúng thứ tự, nhưng việc này chỉ có thể hoàn thành được dựa vào năng
lực nghe của chính bản thân trẻ. Thậm chí trẻ còn có thể xử lí tốt đối với
việc xác định vị trí của bán âm.
Giống như việc huấn luyện những giác quan khác, một khi trẻ em có thể
phân biệt được một cách rõ ràng các loại âm thanh thì chúng ta nên dạy ngay
cho trẻ tên gọi của những âm thanh này. Cũng giống như khi trẻ em đang
học về sự trơn nhẵn, thô ráp, màu đỏ, màu xanh... nếu như trẻ đã học được
làm thế nào để phân biệt chính xác nốt nhạc thì nên lập tức lập tức dạy trẻ
ghi nhớ tên gọi của các nốt nhạc này.
Một đứa trẻ 6, 7 tuổi nhiều nhất có thể nhận biết và gọi tên được một nốt
nhạc độc lập. Để không làm “lãng phí” trí tuệ của trẻ, giáo viên còn có thể
thêm các nửa cung (bán âm – semitone) vào trong hệ thống các cung (tone),
các tone và semitone này cũng có thể được thể hiện thông qua những chiếc
chuông trên giá. Các semitone được thể hiện qua những chiếc chuông màu
đen chứ không phải màu trắng, hay nói cách khác, những chiếc chuông đen
và trắng là đại diện cho từng phím trên đàn dương cầm. Khi đặt được
semitone vào vị trí thích hợp trên cả hệ thống âm điệu thì sẽ hoàn thành
được bài luyện tập này một cách hoàn chỉnh
Nếu như kết hợp được việc huấn luyện cảm thụ âm nhạc với việc giảng
dạy âm nhạc thì không nhất thiết phải thực hiện nữa.
Việc luyện tập nhận biết âm điệu có thể không cần dựa vào phương thức
nào đó để “đặt chân” vào lĩnh vực âm nhạc. Học âm nhạc thực ra cũng giống
như học vật lí, đều yêu cầu phải nghiên cứu về những rung động của tiếng
nhạc.
Việc luyện tập cảm giác chỉ tạo ra cơ sở cần thiết cho giáo dục âm nhạc
trong tương lai. Một khi đã bắt tay vào bài luyện tập này, trẻ đặc biệt phải có
sự chuẩn bị tốt cho việc lắng nghe âm nhạc thì mới có thể đạt được tiến bộ
nhanh chóng.