Âm nhạc sẽ giúp duy trì lâu dài việc luyện tập tăng cường cảm giác, còn
học hội hoạ lại giúp tăng cường năng lực nhận biết về màu sắc, cả hai vấn đề
này đều quan trọng như nhau. Cho dù thế nào thì xây dựng cơ sở cho sự phát
triển từng bước trong tương lai cũng là vật báu vô giá của sự tiến bộ lâu dài.
YÊN TĨNH
Trong trường học bình thường, người ta vẫn thường cho rằng cần phải
dựa vào mệnh lệnh thì mới đạt được hiệu quả yên tĩnh.
“Yên tĩnh” là một từ vốn không bao hàm bất kì nội dung tư tưởng nào.
Con người thường không nhận thức được nhu cầu cần có một trạng thái tĩnh
tại bất động, cũng có nghĩa là, có một loại nhu cầu cần phải tạm dừng hoạt
động để có được một khoảnh khắc yên bình nào đó. “Yên tĩnh” mang ý
nghĩa tạm dừng mọi động tác, ý nghĩa này hoàn toàn không giống với quan
niệm về “sự yên tĩnh” trong các trường học phổ thông – vốn cho rằng cần
phải có các mệnh lệnh cấm đoán trên cơ sở môi trường xung quanh có sự
tồn tại của các âm thanh ở mức chấp nhận được, kết hợp với sự ồn ào, nhốn
nháo.
Trong trường học bình thường, yên tĩnh có nghĩa là tạm dừng tất cả mọi
tiếng ồn và mọi phản ứng, chống lại tất cả mọi trạng thái hỗn loạn không
theo thứ tự. Nhưng mặt khác, yên tĩnh cũng có thể được hiểu một cách tích
cực là “tốt hơn hẳn so với tình hình chung”. Nó là một kiểu cố gắng hết sức
để đánh giá tình hình thật nhanh, có thể làm cho tâm hồn tạm thời ngăn cách
với các loại âm thanh và tiếng ầm ĩ huyên náo bên ngoài.
“Ngôi nhà trẻ thơ” của chúng tôi đã đạt được sự yên tĩnh đó. Trong các
“ngôi nhà trẻ thơ”, mỗi lớp có khoảng hơn 50 đứa trẻ từ 3 – 6 tuổi. Ở đó đã
có được trạng thái yên tĩnh với ý nghĩa tích cực như trên. Mệnh lệnh không
bao giờ có thể tạo ra được hiệu quả thần kì như vậy, trẻ em trong một giai
đoạn nào đó trong cuộc đời, đều có một mong muốn như nhau là kiểm soát
được hành vi của chính mình, khi nhìn vào các động tác của trẻ, chúng ta sẽ
thấy các động tác này được thực hiện một cách rất tự nhiên, khiến cho người
khác khó lòng cưỡng lại được chúng. Chỉ có những đứa trẻ đã quen với việc