Giáo viên cần triển khai nghiên cứu hai vấn đề: Thứ nhất, cần phải hiểu
một cách toàn diện về công việc mà mình mong muốn được tham gia; thứ
hai là hiểu đầy đủ cặn kẽ chức năng của giáo cụ. Nói cách khác, giáo viên
phải hiểu rõ như lòng bàn tay về tác dụng của các loại giáo cụ đối với việc
thúc đẩy sự phát triển của trẻ em. Về mặt lí thuyết, việc đào tạo nên được
một người giáo viên như vậy thực không dễ dàng. Cô ấy cần bắt kịp được sự
phát triển của thời đại, cần phải học được cách quan sát, cần phải duy trì
được sự yên lặng, học được sự khiêm tốn, cần biết điều khiển tình cảm bột
phát của bản thân, đồng thời có thể hoàn thành được các hoạt động thực tiễn
quan trọng theo đúng yêu cầu một cách cẩn trọng. So với việc nâng cao năng
lực trí tuệ với thông qua học tập tri thức lí luận thì người giáo viên lại càng
cần phải có một “phòng tập thể thao” dùng để nâng cao tâm hồn.
Mặc dù như vậy, cô ấy vẫn có thể dễ dàng hiểu rõ một mặt tích cực trong
chức trách là làm thế nào thúc đẩy trẻ em có phản ứng với giáo cụ và xây
dựng mối quan hệ. Cô ấy cần có năng lực giáo dục đúng đối tượng và có thể
dùng phương thức dễ hiểu và kích thích mạnh mẽ cảm hứng yêu thích để
trình bày những nội dung cần giảng dạy trước mặt trẻ em.
Vì vậy, giáo viên nhất định phải hiểu rất rõ về giáo cụ và cách sử dụng
chúng và lúc nào cũng phải ghi nhớ chúng trong lòng. Giáo viên không chỉ
cần hiểu cặn kẽ những phương pháp có sẵn trong tài liệu giảng dạy đã kiểm
chứng qua thực nghiệm, mà còn cần phải nắm vững cách ứng xử với trẻ em,
để có thể tiến hành hướng dẫn có hiệu quả. Tất cả những điều đó đều là nội
dung quan trọng chuẩn bị cho việc tiến hành giảng dạy của giáo viên. Cô ấy
có thể thông qua học tập lí luận để nắm vững nguyên tắc cơ bản có lợi cho
thực tế hướng dẫn dạy học sau này, nhưng khả năng quan sát xem xét kĩ
lưỡng cũng như đối xử với các cá nhân khác nhau lại chỉ có thể có được
thông qua thực tiễn. Cô ấy không cần truyền thụ lại cho những đứa trẻ đã có
tiến bộ nội dung dạy thấp hơn so với khả năng của nó, để tránh hạn chế sự
phát triển hơn nữa của tư duy ấy, hoặc đồng thời làm cho trẻ mất đi hứng thú
học tập; cô ấy cũng không cần giảng dạy nội dung mà trẻ em còn chưa hiểu
rõ, từ đó làm tổn thương nhiệt tình ham muốn tìm tòi tri thức vốn có sẵn của
trẻ em.