sót nhỏ của trẻ, hoặc là vì lo lắng thể lực của trẻ không chống đỡ nổi mà tạm
thời gián đoạn, nhưng không được ngăn cấm trẻ.
Kết thúc tốt đẹp: Nhưng, nếu đứa trẻ tự nguyện từ bỏ việc tập luyện, thì
cũng có thể nói, sau cảm giác nôn nóng ban đầu với các giáo cụ, nếu thấy
cần thiết, giáo viên có thể can thiệp (trên thực tế cũng cần như vậy), thì trẻ
em mới có thể đem giáo cụ đặt về chỗ cũ, tất cả mọi thứ mới có thể ngay
ngắn theo thứ tự.
GIAI ĐOẠN 2: KHOÁ HỌC
Sau khi trẻ em đã nắm được những nội dung huấn luyện, đã hoàn thành
nhiều bài luyện tập và đã có thể phân biệt chính xác sự khác nhau giữa các
loại giáo cụ cảm giác, để khái niệm được hình thành trong đầu trẻ càng trở
nên rõ ràng hơn, giáo viên cần tiến hành can thiệp lần thứ hai.
Nội dung can thiệp của giáo viên chủ yếu là dạy cho học sinh ghi nhớ
chuẩn xác tên các giáo cụ mà trẻ đang thực hành.
Điều này sẽ giúp cho trẻ có thể biểu đạt một chính xác, vì vậy hãy dạy
cho chúng một số danh từ tương đối dễ nhớ.
Trong hệ thống giáo dục của chúng tôi, giáo cụ đã lưu lại trong tâm trí trẻ
một số khái niệm nhất định, mà việc giáo viên dạy cho trẻ những khái niệm
này bằng thuật ngữ chính xác là một trong những nhiệm vụ đòi hỏi phải
được xử lí rất tỉ mỉ. Khi truyền thụ những thuật ngữ này, giáo viên cần phát
âm một cách chuẩn xác, đọc to, rõ ràng từng âm tiết. Cách nói chuyện của
giáo viên cũng cần phải chuẩn xác, cũng tức là không thể cường điệu những
từ đó.
BÀI HỌC 3 GIAI ĐOẠN
Tôi phát hiện ra rằng, khi dạy cho trẻ em có những khiếm khuyết thiết lập
mối quan hệ giữa giáo cụ và tên gọi, phương pháp mà Séguin vận dụng
giống như dùng cho trẻ em bình thường. Ông phân bài học thành 3 giai
đoạn, trong “ngôi nhà trẻ thơ”, chúng ta cũng đã áp dụng phương pháp này.