Giai đoạn thứ nhất: mối liên quan giữa cảm giác và tên gọi
Đầu tiên, giáo viên nên nói về những danh từ và tính từ cơ bản mà không
cần phải thêm thắt bất cứ gì. Phát âm cần to vang, có điểm nhấn, để cho trẻ
em nghe được rõ ràng và có thể phân biệt các âm thanh cấu thành từ ngữ.
Ví dụ, khi tiến hành huấn luyện cảm giác theo bộ giáo cụ thứ nhất, giáo
viên cho học sinh chạm tay lên một tấm thẻ có bề mặt trơn nhẵn trước, sau
đó lại chạm tay lên giấy ráp, đồng thời nói với trẻ em: “nhẵn bóng”, “thô
ráp”. Dùng cùng một giọng nói, độ cao của âm khác nhau, nhiều lần lặp lại
một từ, nhưng mỗi lần như vậy đều phải phát âm nguyên âm một cách đặc
biệt rõ ràng: “nhẵn bóng, nhẵn bóng, nhẵn bóng”, hoặc là “thô ráp, thô ráp,
thô ráp”. Cũng như vậy, khi dạy trẻ biểu đạt cảm giác lạnh nóng, cô giáo có
thể nói: “Lạnh”, “nóng”, sau đó lại nói: “Lạnh buốt”, “hơi nóng”, “nóng
bỏng”. Tiếp theo, giáo viên mới bắt đầu thêm một số từ ngữ mang tính miêu
tả: “Nóng”, “nóng hơn một chút”, “không nóng lắm”...
Khi dạy tên gọi, thì giữa tên gọi và hiện vật, hoặc là mượn tên gọi trừu
tượng, phải tạo sự liên quan, đồng thời, cần kích thích để hình thành khả
năng hiểu rõ cho trẻ em. Nhưng chỉ đề cập đến tên gọi mà thôi, những từ
vựng khác không cần phải dạy.
Giai đoạn thứ hai: nhận biết giáo cụ tương ứng với tên gọi
Giáo viên nên thường xuyên kiểm tra xem bài giảng của mình có đạt yêu
cầu hay không.
Lần kiểm tra thứ nhất bao gồm kiểm tra xem trẻ em đã nhớ được tên gọi
tương ứng với giáo cụ chưa. Vì vậy, giữa việc giảng dạy và kiểm tra cần
dành ra thời gian cần thiết, cần lưu lại thời gian chênh lệch giữa những lần
kiểm tra. Tiếp theo, hỏi lại danh từ hoặc tính từ vừa mới giảng bằng tốc độ
nói từ từ, thong thả, hơn nữa giọng nói phải rõ ràng: “Thứ nào nhẵn bóng?”,
“Thứ nào thì thô ráp?”
Trẻ em sẽ dùng tay chỉ vào giáo cụ tương ứng, như vậy giáo viên sẽ có thể
biết được mối liên quan đã được thiết lập chưa. Giai đoạn thứ hai quan trọng