phương pháp này cũng sẽ thu được kết quả khiến mọi người phải kinh ngạc
trong việc giúp chúng phát triển nhân cách.
Sau đó, tôi bắt đầu nghiên cứu sâu hơn cái gọi là “giáo dục trị liệu” và
quyết định nghiên cứu giáo dục đối với trẻ em phát triển bình thường trên cơ
sở nguyên tắc đã được xây dựng. Thế là, tôi lại một lần nữa vào trường đại
học, bắt đầu nghiên cứu Triết học. Tôi mang theo trong lòng niềm tin sâu
sắc, hăm hở tiến về phía trước, cho dù không biết có thể kiểm nghiệm được
chân lí mà tôi tin tưởng hay không, nhưng để tiếp tục tiến hành đề tài nghiên
cứu này, tôi đã phải gác lại tất cả các công việc khác. Hình như tôi sinh ra là
để gánh vác cái sứ mệnh đặc biệt chưa biết này.
Phương pháp được dùng để dạy cho trẻ em thiểu năng trí tuệ, trong thời kì
Đại cách mạng ở Pháp đã sớm được đưa ra trong tác phẩm của một vị thầy
thuốc nào đó, ông là người đặt nền móng cho một môn trong ngành “Khoa
học nghiên cứu về tai” mà chúng ta biết rõ hiện nay – giáo sư J. M.G. Itard,
chủ yếu tập trung cho các nghiên cứu bệnh tật về chuyên khoa tai, tác phẩm
này đã chiếm được vị trí nhất định trong lịch sử ngành Y học.
Ông là người đầu tiên đề xuất hệ thống hướng dẫn phát triển thính giác.
Ông tham gia công việc này trong tổ chức người câm điếc do Pereire sáng
lập tại Pháp và thành công trong việc giúp đỡ người mắc bệnh câm điếc tạm
thời khôi phục lại thính giác. Sau đó ông lại tập trung điều trị 8 năm cho một
bé trai bị chứng đần độn được gọi là “đứa trẻ hoang dã trong rừng Aveyron”,
và đã đem ứng dụng thành công trong phương pháp giáo dục điều trị cho
người mắc bệnh câm điếc này phát triển thành phương pháp trị liệu cho tất
cả các giác quan. Itard từng là học sinh của Pinel, ông dùng phương thức
quan sát bệnh nhân trong bệnh viện để quan sát học sinh, nhất là sử dụng
phương thức quan sát người bệnh tâm thần bị rối loạn cảm xúc, ông là nhà
giáo đầu tiên làm như vậy.
Công việc giáo dục của Itard vô cùng thú vị, ông miêu tả một cách chi tiết
những cống hiến và kinh nghiệm ông nghiên cứu ra nhằm mục đích phục vụ
cho công tác giáo dục. Bất kì một người đương đại nào đọc nó đều không