Nguyên nhân của thất bại lần này rất dễ dàng lí giải. Mỗi người đều tin
rằng, trẻ em khiếm khuyết – tức là người mà sinh lí phát triển chưa đầy đủ,
nếu tiếp nhận sự giáo dục giống như với trẻ em bình thường, sẽ cần thời gian
dài hơn. Họ không biết rằng, một hệ thống giáo dục hoàn toàn mới đã lộ ra,
hơn nữa đã có thể đưa công tác giáo dục trẻ em khiếm khuyết lên một tầm
cao mới. Thậm chí họ còn không hiểu rõ rằng, việc nâng cao trình độ của
phương pháp giáo dục trẻ em khiếm khuyết, đồng thời cũng thích hợp để sử
dụng cho những trẻ em bình thường.
Trong 2 năm sau đó, tôi tiếp tục dạy dỗ những trẻ em khuyết tật đó tại
Rome để kinh nghiệm của mình càng phong phú hơn. Tôi làm theo những
vấn đề đã bàn trong sách của giáo sư Séguin, đồng thời cũng phát hiện ra
rằng, kinh nghiệm của Itard khiến mọi người khâm phục mới là tài sản thực
sự. Ngoài điều này ra, dưới sự “dẫn dắt” của các bậc thầy đầy quyền uy này,
tôi cũng tích luỹ được khá nhiều công cụ dạy học tự chế. Những giáo cụ này
là những sáng tạo độc đáo của tôi, chưa từng gặp trong các cơ cấu, phương
pháp giáo dục khác. Đối với bất kì một người nào sẽ sử dụng nó mà nói,
chúng đều có tác dụng hỗ trợ rất lớn, nhưng nếu như chỉ đơn thuần là đưa
vào trong tay đứa trẻ khuyết tật để chơi đùa, thì không có ý nghĩa gì cả. Bây
giờ, tôi bắt đầu hiểu nguyên nhân dẫn đến sự nản lòng và từ bỏ phương pháp
giáo dục của mình của các giáo viên. Họ nhận định một cách phiến diện
rằng phải đưa mình vào vị trí trình độ của người được giáo dục và cách nghĩ
này lại khiến họ rơi vào trong một trạng thái thờ ơ khá thường gặp. Họ hiểu
rằng mình đang giáo dục trẻ em bị khiếm khuyết bẩm sinh, vì vậy mới
không thể nào đạt được kết quả gì tốt đẹp. Hiện tượng tương tự cũng sẽ xảy
ra đối với giáo viên mầm non. Họ cũng cho rằng một người giáo viên mầm
non cũng cần phải nói chuyện với trẻ em thông qua việc cùng chơi đùa và
ngây ngô như chúng, phải đặt mình thấp xuống ngang với mức như trẻ em.
Ngược lại với điều này, chúng ta cần thiết phải tìm hiểu xem, làm thế nào
để đánh thức tâm hồn đang ngủ say bên trong những đứa trẻ, tạo ra một loại
bản năng. Tôi cho rằng, không phải là giáo cụ đã phát huy tác dụng, mà là
tiếng nói của tôi đã kích thích bọn trẻ và khích lệ chúng dùng những công cụ
này để giáo dục bản thân. Những cảnh ngộ không may của bọn trẻ và cá tính