những đứa trẻ kém may mắn, những nội dung này đã để lại ấn tượng sâu sắc
đối với cô ấy.
Trong đó có một câu: “Tôi gửi những tinh thần này lưu giữ trong lòng bạn
và bạn sẽ sống cùng với nó”, hình như “bạn” trong câu nói này là để chỉ thế
hệ giáo viên ngày nay, họ cổ vũ, kích thích, giúp đỡ chỉ dẫn cho học sinh của
mình, xây dựng cơ sở vững chắc vì sự nghiệp giáo dục mai sau.
Một câu kế tiếp: “Tôi cần phải cho các bạn thêm gân cốt, thêm bắp thịt
chắc đẹp, cần phải đắp da che kín toàn thân bạn”, nhắc tôi nhớ đến cấu trúc
cơ bản của phương pháp này trong tổng kết của Séguin, tức là “việc dạy dỗ
trẻ em, gần như là bắt đầu từ việc cầm tay dạy trẻ vận động bắp thịt, cho đến
việc vận dụng lên cảm giác và hệ thống thần kinh”. Séguin đang dùng
phương pháp này để dạy cho trẻ em thiểu năng học cách đi và có thể giữ cho
cơ thể cân bằng khi vận động ở mức độ khó và lớn hơn, như trèo cầu thang,
nhảy múa... Cuối cùng còn phải dạy cho chúng biết cách chắt lọc cảm nhận
của bản thân như thế nào. Bắt đầu từ giáo dục về rèn luyện cơ bắp, sau đó là
rèn luyện xúc giác, cảm giác mãnh liệt, lấy cảm giác cá nhân làm mục đích
giáo dục cuối cùng. Tuy nhiên, vấn đề được quan tâm coi trọng nhất là đời
sống vật chất của trẻ em. Trong tiên đoán lại nói: “Tiên đoán đối với tinh
thần này... và có thể lại tái sinh nó lần nữa.” Trên thực tế, Séguin đã đưa
những trẻ em thiểu năng này từ cuộc sống vật chất đến với cuộc sống tinh
thần, “từ giáo dục cảm giác dẫn đến giáo dục khái niệm, từ khái niệm dẫn
đến quan điểm, từ quan điểm dẫn đến hiểu biết về đúng và sai”. Khi kết thúc
công việc tuyệt vời này, một đứa trẻ khiếm khuyết mặc dù đã được tiếp nhận
sự hướng dẫn tận tình về việc phân tích sinh lí một cách tỉ mỉ đầy đủ và
phương pháp giáo dục tiên tiến, nhưng khi đứa trẻ đó trở thành một người
trưởng thành, nó vẫn sẽ kém hơn một bậc so với những người cùng tuổi bình
thường khác, cũng như sẽ vĩnh viễn không được xã hội thực sự tiếp nhận,
“xương của chúng tôi đã khô rồi, những điều mong đợi của chúng tôi cũng
không còn nữa, chúng tôi đã tuyệt chủng”.
Cống hiến chủ yếu của nhà giáo dục học Pestalozzi là ông đã đưa ra một
nguyên tắc: giáo viên cần phải được bồi dưỡng và huấn luyện đặc biệt,