PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC MONTESSORI - Trang 81

hợp nhịp nhàng, giống như một con rối nhỏ bằng gỗ vậy. Một đứa trẻ 3 tuổi
khi đi lại thường ngật ngưỡng chưa vững, luôn thích được tự do hoạt động
trên mặt đất, chạy đi chạy lại, đụng chạm vào bất kì thứ gì mà tay nó chạm
đến. Còn một đứa trẻ 9 tuổi thì sẽ đi lại bình thường theo ý mình, không
muốn nằm dài trên mặt đất, hơn nữa còn có thể nắm chắc trong tay bất kì đồ
vật nào mà nó muốn. Sự thay đổi thái độ như vậy hoàn toàn là do tự phát
chứ không phải là chịu sự ràng buộc, ảnh hưởng của giáo dục. So sánh sự
thay đổi của cơ thể trẻ em giữa chiều dài cơ thể và chiều dài chân, cho thấy
sự liên quan với những vấn đề kể trên. Một đứa trẻ mới sinh có chiều dài từ
đỉnh đầu đến háng tương đương với 68% chiều dài thân, điều này có nghĩa
chiều dài chân chiếm 32% chiều dài toàn thân, trong khi ở một người trưởng
thành thì tỉ lệ chiều dài thân và chiều dài chân gần như là bằng nhau. Sự biến
đổi trong tỉ lệ trên chính là một phần của sự trưởng thành. Khi một đứa trẻ 3
tuổi vào trường chúng tôi, độ dài chân chiếm khoảng 38% chiều dài cơ thể,
rồi cùng với sự dần trưởng thành lên, chiều dài chân dần dần dài gần bằng
độ dài cơ thể, cuối cùng thậm chí vượt cả tỉ lệ của một người trưởng thành.
Khi trẻ em đến 7 tuổi, độ dài chân của nó gần bằng 57% chiều dài toàn thân.
Nhưng, sau khi qua thời kì dậy thì, kích thước lớn nhỏ của thân mình cũng
bắt đầu tăng thêm cho đến khi đạt được tỉ lệ của người trưởng thành bình
thường. Như vậy, đối với sự trưởng thành của con người, điều này là một
nhân tố hết sức quan trọng giúp chúng ta hiểu rõ được nhu cầu di chuyển
khác nhau của trẻ em, để hỗ trợ ở mức cao nhất giúp chúng phát huy hết
tiềm lực trong quá trình trưởng thành, chúng ta cần phải nghiêm túc quan sát
sự vận động tự phát của chúng. Ở đây, chúng ta cần chú thích rõ những tình
huống cơ bản. Khi trẻ dùng đôi chân ngắn bé nhỏ của mình để đứng dậy,
chúng đã dùng hết sức để giữ cho cơ thể thăng bằng, chúng chạy chậm để
che giấu những khó khăn gặp phải khi đi lại. Khi cho rằng cần phải nghỉ
ngơi, chúng sẽ cho phép mình nằm dài trên sàn gỗ, và giơ cao đôi chân nhỏ
bé của mình lên. Một đứa trẻ dưới 1 tuổi khi nghỉ ngơi trong tư thế nằm
ngửa gần với tự nhiên, chân tay của chúng sẽ khua khoắng một cách tự
nhiên trong không trung. Còn đứa trẻ 3 – 5 tuổi khi nghỉ ngơi sẽ để phần dạ
dày được tiếp xúc với mặt đất, chân giơ lên, hơn nữa còn thường xuyên

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.