rằng, một đứa trẻ cũng hoàn toàn có đủ khả năng để được bước vào nơi dành
cho những nghi lễ linh thiêng. Một đứa trẻ lịch sự, cử chỉ nho nhã có đủ khả
năng để được bước đi trên bất cứ con đường nào có lợi cho sự phát triển sau
này.
CUỘC SỐNG TỰ DO
Con người – đồng thời với việc tự chinh phục chính bản thân mình – thì
cũng đã đạt được tự do, bởi vì họ đã loại bỏ được khá nhiều khuynh hướng
thiếu thứ tự và vô ý thức. Chính khuynh hướng này làm cho trẻ em bị hạn
chế dưới sự kìm hãm lâu dài và nghiêm khắc của người lớn. Chúng có thể
vỗ tay một cách vui vẻ và đi vào vườn hoa mà không làm ảnh hưởng gì đến
đường đi và hoa lá trong vườn; chúng có thể chạy nhảy trong bãi cỏ, làm bất
cứ điều gì chúng muốn. Mỗi hành động của chúng đều thể hiện sự tao nhã
và cẩn trọng vô cùng, hành vi ấy là biểu hiện của sự thoải mái, đều là kết
quả tất yếu sinh ra từ sự cần mẫn, nỗ lực và kiên trì. Nói một cách đơn giản,
đó chính là sự “tự điều khiển”; xét ở một mức độ nào đó, vì có thể điều
khiển bản thân nên mới có được tự do trong sự điều khiển của người khác.
Bất cứ người nào tiến hành nghiên cứu lí luận này đều cũng sẽ nảy sinh ấn
tượng tiên quyết ngược lại với quan điểm trước đây của mình, họ sẽ nhận
định rằng: “Trẻ em quả đúng là có thể làm theo ý muốn”. Tuy vậy, cũng sẽ
xuất hiện những ý kiến lo lắng cho bọn trẻ: không biết đứa trẻ đang bắt buộc
phải đi theo đường đã được vẽ sẵn, đứa trẻ đang cố gắng giữ cho thân thể bé
nhỏ hoàn toàn trong trạng thái yên lặng, đứa bé đang nhẫn nại chờ đợi như
một người phục vụ đích thực, hay đứa bé trai biết cách phân tích hành vi kia,
liệu chúng sẽ có được sự tự do thực sự hay không? Chỉ có tiếp xúc thân mật
với trẻ em mới có thể chứng minh được rằng, nhu cầu cơ bản trong thời kì
phát triển của trẻ em chính là làm cho bản thân chúng được dần dần trở nên
hoàn thiện.
HIỆN THỰC
Việc luyện tập giữ thăng bằng và luyện tập phân tích các động tác khác
nhau đều có thể giúp cho trẻ em hoàn thiện cử chỉ, hành vi của mình. Luyện