Sự quan hệ đến di truyền của bệnh ung thư
Bệnh Ung Thư có khi bởi tiên thiên thiếu kém nghĩa là khi đứa trẻ còn ở trong bụng mẹ, hoặc lúc phát
dục, xác tế bào chết còn sót lại, hoặc khối tế bào khi kết cấu thành cơ thể, các sự tổ chức chưa chỉnh
vào vị trí bình thường, nhân đó mà tản mác ở các nơi, đã không thể chấp hành nhiệm vụ nhất định nên
mới gây thành biến chứng Ung Thư.
Bệnh Ung Thư bởi sự di truyền về phương diện nhân loại, phải chăng vẫn chưa có bằng cớ xác thực.
Căn cứ trên kinh nghiệm động vật hình như có khả năng di truyền, đã từng có trường hợp song thai
đồng thời bị Ung Thư nhưng không thể nhận là quyết định tuyệt đối để làm bằng cớ cho lý luận di
truyền. Ở nước Mỹ bao nhiêu công ty bảo hiểm rất tỉ mỉ, luôn nghiên cứu bệnh Ung Thư với vấn đề di
truyền. Biết được nơi cha mẹ có một người bị bệnh Ung Thư, tuyệt không vì thế mà con cái phát sanh
Ung Thư. Thế mà ngay khi còn ở trong nôi vẫn có một số người lo bảo hiểm. Thế nên bệnh Ung Thư
cùng với di truyền quan hệ, chỉ có thể nói là khả năng tánh, chớ không thể nói tuyệt đối tánh.
Lời bàn của dịch giả
Một người đàn bà nhà quê tin theo pháp môn niệm Phật, ngày đêm cứ hai buổi, mỗi buổi một tiếng
đồng hồ thực hành niệm Phật. Khi thọ thai đẻ ra đứa con cũng mỗi ngày hai buổi đúng ngày giờ nói
trên, mẹ nó niệm Phật, nó nằm lóng tai nghe không khóc.
Bà mẹ có nhánh thịt chạnh ở cửa tai, đẻ con ra mỗi đứa cũng đều có nhánh thịt chạnh ở cửa tai. Bà mẹ
có ngón tay chạnh và cũng có những người có ngón tay chạnh lại đẻ con ra không có ngón tay chạnh.
Một nữ y tá lão thành ở một đại dưỡng đường mỗi khi bị cảm gió thì lại cạo gió, tập quán này có từ
khi chưa có gia đình đến khi có gia đình đẻ ra một loạt con, khi đau không cạo gió thì không khỏi.
Một y tá trực của một dưỡng đường, mỗi khi bị cảm thì uống một liều thuốc xổ rồi mới trị, do đó sau
trở thành chứng nghẹt mũi kinh niên nên đi đâu cũng dự phòng một chai thuốc nhỏ mũi, khi có gia đình
đẻ ra một loạt con đều tịt mũi, đều phải thường trực nhỏ mũi.
Một ông lão bình sanh tánh nóng nảy tháo vát, lúc tuổi gần 60 thì chân trái nhỏ hơn chân phải và co rút
đau nhức. Ông sinh ra đơn độc có một người con trai, người ấy đến tuổi nói trên cũng chân trái teo nhỏ
và co rút.
Một ông lão có bệnh huyết áp cao (máu lên), đám con trai của ông lớn lên cũng đều bị cao huyết áp.
Nhưng cũng có trường hợp ngược lại, có người bị bệnh lao Phổi khi sanh ra con liền đem nuôi riêng,
lớn lên không thấy đau.
Có người bị bệnh cùi rất nặng, khi sanh con ra liền đem nuôi riêng, lớn lên không mắc bệnh cùi.
Ngược lại, người bị bệnh giang mai, hoa liễu, con ngay trong bụng mẹ cũng đã mắc bệnh giang mai,
hoa liễu.
Về phương diện vi trùng, người ta rất dễ thấy vi trùng các loại bệnh phong tình trong những đứa trẻ sơ
sanh, con của những kẻ đã từng bị mắc phải bệnh phong tình, ngoài ra, người ta rất khó thấy được
trường hợp trực tiếp có vi trùng. Nơi đây cũng có người bảo là bởi vi trùng tế vi nên không thấy được,
tuy không thấy được nhưng vẫn có độc tố. Chỗ này giá có kính hiển vi vạn bội để thấy rõ, nhưng rồi