tôn sùng.
Luận về sự khám phá tánh chất, công dụng của thuốc, nếu ta chỉ mắc kẹt trên một phương diện, hoặc là
chất, như phân chất thấy có chất gì, chất gì, hoặc tánh gì, tánh gì… thì không thể nào biết rõ hết được.
Cho nên cả tánh chất, mùi vị, hình thể, màu sắc đều không bỏ sót thì mới có thể khai thác hết khả năng
của thuốc vậy.
Trên vật chất tương đối, không có vật nào có sở trường mà không có sở đoản nên không có một sự tán
dương cùng cực một thứ thuốc nào mà tránh khỏi đi đến lạm dụng và nếu dùng con mắt ấy mà xét thuốc
thì vị tất là người biết thuốc.
Xưa Dược Vương bồ tát bảo Thiện Tài đồng tử: “Ông đi tìm cho tôi cái gì là thuốc, mỗi thứ một ít
đem về tôi có việc cần”. Thiện Tài đi mãn buổi trở về thưa: “Nhìn ra hầu hết đều là thuốc, nên không
thể lấy hết được”. Dược Vương bồ tát lại bảo: “Vậy thì mai ông đi tìm cái gì không phải là thuốc lấy
mỗi cái một ít đem về cho tôi”. Thiện tài đi suốt buổi trở về bạch rằng: “Khi chưa đến việc cần dùng
thì món nào cũng đều không phải là thuốc, đến việc cần dùng, thì món nào cũng đều là thuốc cả nên
không thể lấy được”. Nói đến đây Thiện Tài tự giác ngộ. Câu chuyện này có một ý nghĩa sâu sắc, khi
nhận định về thuốc ta cũng có thể lấy đây để nhận xét tinh thần câu chuyện luận về Trà của tác giả.
Trước đây gần 2.000 năm, trong thang Quế Chi Trọng Cảnh có dạy: “Nếu người bị bệnh dư nước chua
Dạ Dày thì không được uống, nếu uống vào sẽ mửa ra máu” phải chăng đây cũng là một thứ biểu hiện
của tinh thần hóa học?
Thích phấn son sơn phết là một thứ bệnh trời cho của thằng người, xính xái, phôi pha là đặc tính của
Trung Quốc. Một khi đã vướng vào con đường phấn son sơn phết, thì cái vô tư vốn có cũng tùy theo
đó mà mờ đi, không tài nào nhất thời cứu vãn, huống chi lại có những nhược điểm để làm bia cho sự
khẩu thiệt lẫn nhau!
Dịch giả đã có lần đọc một quyển dạy về châm cứu, có một tác giả Trung Quốc bảo: “Khi sắp hạ thủ
về châm phải đề phòng khí lạnh ở kim, nên phải ngậm đầu kim trong miệng cho ấm rồi sẽ chích”. Lại
một phương thuốc thôi sinh nọ viết rằng: “Thuốc rất thần hiệu, uống vào một viên đứa trẻ cầm viên
thuốc chui ra lập tức…”
Ngay ở bộ Nạn Kinh là một bộ sách chủ ý muốn làm tỏ sáng y lý Nội Kinh, mà có những đoạn ngang
nhiên chú thích rằng: “Lá Gan nằm bên trái, tạng Tỳ nằm bên phải”. Không biết bao nhiêu việc như thế
trách sao cái học châm cứu nó không bị luân hồi một vòng qua châu Âu, rồi khi trở về mới được trọng
dụng. Cái lỗi này không thể đổ cho thánh hiền xưa được.
Bất cứ một cái học nào không ăn khớp với trình độ của đa số nhân loại (chánh phủ hoặc các nhà lãnh
đạo không muốn có thiện chí hướng thượng, không có một tổ chức cụ thể đủ điều kiện để khai thác)
hiện ra trong một thế hệ bừa bãi lạm dụng như giai đoạn này thì dù cho có hay ho đến đâu cũng vẫn là
trở thành vô dụng.
Cuối cùng, đoạn trên tác giả nhắc nhở giới Trung y nên phải cố gắng hết sức để thâu thập sở trường
của y học các nước. Chỗ này làm cho kẻ dịch nhớ lại mẩu chuyện:
“Có ông Lang Tàu, một hôm có bệnh nhân đến khám, ông nửa nghi ngoại cảm nên cho uống thuốc chén,