PHƯƠNG PHÁP TRỊ BỆNH UNG THƯ - Trang 76

nửa nghi Ban Cua nên cho uống Tifomycine, rốt rồi bệnh càng thêm nặng”.

Trên sự thực, nguyên lý duy nhất vốn không thể có hai, phương tiện cách thức vốn không thể có một.
Bởi vậy nếu trên một nguyên lý mà áp dụng nhiều phương tiện thì phương tiện càng nhiều chừng nào
càng tốt chả sao? Bằng không phải thế thì ta phải nên ghi nhớ câu chuyện trên đây.

Chỗ nào là sở trường đặc biệt của Trung y

Sự trị liệu của Trung y hoàn toàn vận dụng kinh nghiệm của mấy ngàn năm phong phú như nguyên nhân
trị liệu, đối chứng trị liệu, sinh lý trị liệu (nội công, tĩnh tọa, luyện khí), thanh vi trị liệu, kim vi trị
liệu, thổ nha bào trị liệu, vật lý trị liệu (pháp châm), đản bạch trị liệu (pháp cứu), tinh thần trị liệu, tổ
chức trị liệu, có thể nói vận dụng hết khả năng vốn có. Thậm chí còn có biết bao nhiêu dược liệu rất
giàu sinh tố mà nhà hóa học vẫn chưa phát minh được. Lâm sàng vận dụng của Trung y thật rất khoa
học, đại khái như cách lập phương, nào quân, nào thần, nào tá, nào sứ phối hợp vận dụng, đó là chỗ
độc đáo của Trung y vậy. Dược vật của Trung y chỉ cần ở y gia kinh nghiệm trên lâm chứng vận dụng
thì sẽ được phát ở tinh thần mà ứng ở kết quả vậy.

Dược vật sau khi bị Trường Vị thâu hút, nhờ phối hợp thích nghi nên không có những phản ứng không
đẹp, cho nên có thể trị khỏi những chứng phức tạp đồng thời. Chúng ta thường thấy một món thuốc mới
phát minh của một nước nào, bất cứ tuyên truyền công hiệu đặc biệt ra sao chẳng qua sau 2, 3 năm đều
biến thành một thứ danh từ của quá khứ. Như thế nếu không phải có một sự phản tác dụng, tức là trên
thực tế trị liệu với lý tưởng không hợp nhau nên không thể đạt đến thỏa mãn nhu cầu. Như thế phải
chăng vì ở thành phần đơn thuần không thể trị liệu bệnh thể phức tạp ví như vị Ma Hoàng của Trung y,
thành phần của nó có một thứ Diêm cơ thực vật (ankalin) gọi là éphédrine, các nước trên thế giới đổ
xô nhau bào chế có đến mấy trăm thứ khác nhau cũng chẳng qua chỉ là món thuốc làm đỡ cơn suyễn.
Nhưng ở Trung y trên lâm chứng vận dụng lại không phải thế! Lúc xử phương điều khiển vô cùng linh
hoạt, Ma Hoàng được áp dụng không những là vị thuốc tốt để điều hòa cơn suyễn mà còn là một vị
thuốc quan trọng trong bệnh ngoại cảm. Nếu đem phối hợp vào thuốc bổ thì lại hoàn toàn biến hẳn tác
dụng của nó. Thế nghĩa là nếu dùng nó làm vị Quân thì có tác dụng làm dịu cơn suyễn, đổ mồ hôi, nếu
dùng nó làm Phụ Tá thì có tác dụng điều chỉnh tuần hoàn, cải thiện tổ chức. Cũng như Ma Hoàng đặt
dưới Thạch Cao lại có tác dụng tiêu sưng sốt cho nội tạng, nếu đi chung với Hạnh Nhân thì có tác dụng
trị ho. Ma Hoàng phối hợp Phụ Tử, Tế Tân thì trị được chứng Thiếu Âm sợ lạnh không mồ hôi và
chứng thể chất suy nhược. Ma Hoàng tuy có công dụng phát hạn nhưng gốc của nó lại có tác dụng
ngừng mồ hôi. Đồng là một món thuốc mà gốc, cành tánh chất khác nhau, như thế cũng đủ chứng minh
cho giá trị thực nghiệm của Trung y vậy. Theo chỗ thấy của chúng tôi thì các thứ thuốc Âu Tây ngày
nay đều vận dụng trên chiến thuật, còn thuốc của Trung y lại thành tựu trên chiến lược, cả hai đều có
chỗ độc đáo của nó, nhưng cứu cánh thì chiến lược lại thắng hơn chiến thuật. Vì sao? Vì chiến thuật là
nhắm vào từng vùng một của chiến trường chung, còn chiến lược lại nhắm vào toàn diện của chiến
trường. Nhân đây sự lập phương của Trung y có thể trị được những chứng bệnh phức tạp rối ren cũng
như đã từng có một bệnh nhân bị chứng Ung Thư Phổi, lỗ Tai điếc đã nửa năm, khi bệnh Ung Thư sắp
khỏi, trong việc vận dụng hợp phương chúng tôi trọng dụng Xương Bồ, Viễn Chí, Thố Ty Tử… hợp
thành thuốc hoàn cho uống, không những Ung Thư Phổi khỏi hẳn mà còn khỏi được chứng Tai điếc.
Sau chính mình đến phòng khám bệnh của tôi vui mừng khôn xiết đem hết tự sự mà kể lại, còn mang lễ
vật đến tạ nữa.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.