vài ngày? Vistakon phải thay đổi nhận thức của khách hàng. Cần phải tạo
dựng và phổ biến thông điệp cam đoan không chỉ với những khách hàng
tương lai mà còn đến những bác sĩ nhãn khoa và những chuyên gia chăm
sóc mắt. Buổi giới thiệu sản phẩm của Vistakon có lẽ tốn gấp ba lần giá
thành trung bình của một buổi giới thiệu sản phẩm trên thị trường. Công ty
đã vung tay quá trán chăng? Có lẽ vậy. Thế nhưng chi phí phụ trội đó vẫn
còn ít so với chi phí dành cho khâu nghiên cứu và phát triển và giúp cho
sản phẩm có một khởi đầu vững chắc.
Disney là bậc thầy trong việc định hướng sở thích của khách hàng.
Những buổi giới thiệu sản phẩm hoành tráng đặc biệt có ảnh hưởng đến
thời trang, sách, phim và những tác phẩm vang bóng một thời, giúp mọi
người hiểu rằng công ty đã thành công, còn nếu như mọi người vẫn chưa
nhận thức được điều đó thì đó vẫn là chuyện đương nhiên. Những buổi ra
mắt như thế này truyền đạt thông điệp rằng những người không biết mạo
hiểm sẽ không thể thành công. Ví dụ như bộ phim Vua sư tử ra mắt khán
giả một cách rầm rộ. Vé công chiếu được bán trước hai tháng. Disney chiếu
bộ phim cho những nhà mua phim để họ đặt trước cho những rạp chiếu tốt
nhất. Phân luồng hàng tiêu dùng của Disney góp phần vào thắng lợi bằng
một chiến dịch kinh doanh ồ ạt, những buổi chiếu ở các rạp lớn, quảng bá
những sản phẩm ăn theo, và nhiều hoạt động khác nữa. Ý tưởng trên giúp
tạo nên tài tiên đoán về khả năng thành công. Điều đó rõ ràng là có tác
dụng. Số lượng vé bán trong tuần đầu tiên đã lập kỉ lục cho Disney và Vua
sư tử trở thành bộ phim có doanh thu ròng cao thứ ba trong lịch sử.
Những nhà sản xuất hàng đầu có xu hướng tự hào, bảo vệ và hết lòng
tài trợ cho đứa con tinh thần của mình, nghĩa là họ ghét phải rút lại giá sao
cho phù hợp với quy mô của buổi ra mắt sản phẩm. Mặc dù đôi khi họ cũng
phải làm điều đó. Khách hàng không hoàn toàn trân trọng giá trị thật của
sản phẩm mặc dù những buổi giới thiệu sản phẩm có rầm rộ đến đâu. Trong
những trường hợp như thế thì các nhà sản xuất hàng đầu không e ngại đưa
ra mức giá thấp hơn nhiều so với giá trị thực của sản phẩm. Khi lòng tin
của khách hàng đối với sản phẩm tăng lên thì khách hàng sẵn sàng chi ra