nhiều hơn cho sản phẩm đó. Mercedes-Benz tuân theo nguyên tắc này khi
hãng tung ra chiếc xe Baby Benz tại Mỹ với giá chưa tới 20.000
đôla. Mercedes lặp lại điều đó khi ấn định giá chiếc C-Class là 30.000
đôla. Lexus cũng giống vậy khi lần đầu tiên tiếp thị những chiếc xe đỉnh
cao với một mức giá đáng ngạc nhiên là 35.000 đôla. Một khi sản phẩm đã
thâm nhập vào thị trường và khách hàng có thể nhận ra giá trị đích thực của
nó, những nhà sản xuất hàng đầu có thể nâng giá lên.
Những nhà sản xuất hàng đầu sẽ không lặn mất tăm sau khi tung ra
sản phẩm. Vì nếu như vậy thì các công ty này khó lòng mà phát triển khi
các đối thủ xuất hiện ngày càng nhiều. Trong ý nghĩ của những nhà lãnh
đạo, thị trường là của họ, họ tạo ra thị trường và làm sao mà những “kẻ mới
phất” này dám xâm phạm? Những nhà sản xuất hàng đầu này sống theo câu
châm ngôn “Không để đối thủ nào sống sót”. Dù nguồn sống của họ là
những sản phẩm đột phá, nhưng những nhà sản xuất hàng đầu không ngại
phát triển sản phẩm vì nhiều loại sản phẩm khác nhau sẽ kích được cầu, và
thâm nhập được những phân khúc khách hàng mới với chút nhu cầu đa
dạng. Những nhà lãnh đạo tìm kiếm những thị trường nhỏ nhưng họ không
phát triển sản phẩm chỉ vì không cho đối thủ cạnh tranh chen chân vào thị
trường. Những phiên bản hay những mùi vị mới họ thêm vào sản phẩm
nhằm vào mục đích tăng giá trị cộng thêm cho sản phẩm hướng đến một
đối tượng khách hàng nhất định và các phân khúc thị trường mà họ xác
định bằng các nỗ lực tiếp thị. Ngay từ đầu, giá làm cho người tiêu dùng hài
lòng lúc nào cũng cao hơn so với mức giá của các nhà sản xuất hàng đầu.
Vài đối thủ cạnh tranh lăm le phá hỏng những ý tưởng đột phá của các
nhà lãnh đạo sản xuất là một điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, từ trước
khi điều này xảy ra thì các nhà lãnh đạo sản xuất đã khai thác mô hình hoạt
động mẫu làm tăng giá trị sản phẩm bằng cách cho những sản phẩm của
mình “về hưu non”. Thật ra, ngay khi một sản phẩm mới làm mưa làm gió
trên thị trường thì các nhà lãnh đạo sản xuất đã nghĩ đến việc làm thế nào
để biến nó thành “đồ cổ”. Họ đồng thời muốn làm quán quân và đối thủ của
chính mình, đòi hỏi họ phải tạo ra một sản phẩm khác hấp dẫn hơn nữa đến
nỗi mà nó có thể đưa sản phẩm hiện tại “về vườn”.