khác được không? Trong mỗi mặt của giá trị, thế nào là vị trí dẫn đầu? Nó
cần phải làm gì để đạt được điều đó? Mô hình hoạt động ra sao để mang lại
kết quả tốt?
Việc động não suy nghĩ đó có hai kết quả. Thứ nhất, nó giúp ban lãnh
đạo biết được khoảng cách giữa Kiddieville và các đối thủ dẫn đầu thị
trường lớn như thế nào. Đồng thời, nó cũng đưa ra các ý kiến từ bình
thường đến kì lạ, từ hiển nhiên đến to tác, không tưởng về cách xóa bỏ
khoảng cách đó. Để lựa chọn được các giải pháp thì cần sự thảo luận giữa
các thành viên và có thể là cả những thông tin từ các nhân viên phân tích.
Công việc cuối cùng trong giai đoạn này là ban lãnh đạo phải đưa ra
danh sách những sự lựa chọn. Mỗi sự lựa chọn bao gồm xác định rõ ràng
phương thức kinh doanh và phác họa mô hình hoạt động để đạt được điều
đó. Ban lãnh đạo cũng có thể cân nhắc sự lựa chọn mà phương thức kinh
doanh là tốt nhất nhưng chưa xác định rõ mô hình hoạt động thực tế.
Giai đoạn thứ hai đòi hỏi suy nghĩ thoáng và tạm thời ngừng hoài nghi
để những ý tưởng đột phá nhanh chóng xuất hiện. Nó thách thức nhà lãnh
đạo phải thoát ra khỏi suy nghĩ về gánh nặng và sự mù mờ về chuyên môn.
Các nhà lãnh đạo Kiddieville cần xem mình là các chuyên gia trong lĩnh
vực của mình, nhưng
thực tế là họ chỉ biết rõ mô hình hoạt động trong quá khứ. Do đó, họ
cần phải có “sự không biết hữu ý”, tức là đầu óc của một người bắt đầu, để
giải phóng suy nghĩ của họ.
Kết quả của giai đoạn hai này là một danh sách ngắn những sự lựa
chọn đã qua sự khảo sát kĩ lưỡng của ban lãnh đạo. Những lựa chọn đó là
sự xác nhận ban đầu về vị trí dẫn đầu của ban lãnh đạo. Những điều đó là
chắc chắn và được vạch ra rõ ràng. Nhưng để định hình nó, cần phải qua
giai đoạn thứ ba.
Giai đoạn 3: Các kế hoạch chi tiết và các lựa chọn quan
trọng
Làm thế nào để Kiddieville hoặc các công ty gặp khó khăn tương tự
chọn được một phương cách từ những sự lựa chọn đã được phát triển từ