giấy. Mỗi danh mục tương ứng với một tình huống. Tất cả được tập
hợp lại thành một cuốn sách bao gồm rất nhiều tình huống có thể
xảy ra trong lúc bay.
Những trang đầu tiên là danh mục kiểm tra “thông thường”,
tức là liệt kê những công việc phi công phải làm mỗi khi điều khiển
máy bay, cụ thể là những công việc kiểm tra trước khi khởi động
máy, trước khi điều khiển máy bay rời khỏi cửa đón khách, trước
khi chạy trên đường băng… Những việc này được gói gọn trong ba
trang giấy. Phần còn lại của cuốn sách là những danh mục kiểm tra
“đặc biệt” dùng trong những tình huống khẩn cấp mà một phi công
có thể gặp phải: khói bốc lên trong buồng lái, các loại đèn cảnh báo
khác nhau bật sáng, máy vô tuyến hay thiết bị giúp ổn định máy bay
trên không ngưng hoạt động, động cơ trục trặc… Đó chỉ mới là vài
ví dụ. Người ta còn đưa ra những tình huống mà hầu hết phi công
không bao giờ gặp phải trong khi bay. Nhưng danh mục kiểm tra
vẫn phải đề cập phòng khi họ cần đến.
Boorman chỉ cho tôi xem một danh mục kiểm tra được dùng
trong trường hợp đèn cảnh báo của CÁNH CỬA KHOANG HÀNH
LÝ bật sáng khi máy bay đang bay. Cánh cửa khoang hành lý không
đóng và không đủ chắc chắn là một sự cố đặc biệt nguy hiểm. Đó
chính là nguyên nhân vụ tai nạn xảy ra vào năm 1989 làm rơi chiếc
máy Boeing 747 của hãng hàng không United Airlines chở 337 hành
khách từ Honolulu đến Auckland, New Zealand. Một sự cố chập
điện đã làm cho cánh cửa khoang chứa hàng bị bật chốt trong hành
trình bay. Máy bay đang ở độ cao 6.000 mét, áp suất trong khoang
máy bay phải được giữ ổn định nhằm duy trì lượng oxy cho hành
khách. Chỉ cần cánh cửa hé mở đủ để không khí lọt ra ngoài, sự
chênh lệch áp suất giữa bên trong và bên ngoài máy bay sẽ gây nổ,
giống như khi bạn mở lon nước ga bị lắc vậy. Vụ nổ trên chuyến bay
từ Honolulu gần như ngay lập tức thổi tung cánh cửa khoang chứa
hàng, mang theo vài cửa sổ ở khoang trên cùng với năm dãy ghế