tra. Suy cho cùng, rất nhiều lần đèn cảnh báo lóe lên, nhưng chỉ là
báo động giả. Chuyến bay chắc chắn vẫn sẽ diễn ra suôn sẻ. Không
một tiếng ồn. Không có vụ nổ. Không có tiếng động lạ phát ra. Chỉ
có một bóng đèn sáng làm người ta khó chịu thôi. Trước đó, đội kỹ
thuật mặt đất đã kiểm tra các cánh cửa và không thấy có vấn đề gì.
Ngoài ra, chỉ có 1/500.000 số chuyến bay gặp một tai nạn nào đó. Vì
thế, người ta thường sẽ kiểm tra hệ thống điện trước khi quyết định
điều gì đã xảy ra.
Tuy nhiên, các phi công sẽ không làm như thế, mà sẽ sử dụng
danh mục kiểm tra, vì hai lý do. Đầu tiên, họ được huấn luyện phải
làm thế. Từ những ngày đầu ở trường hàng không, họ biết rằng trí
nhớ và phán đoán là không đáng tin cậy; và rằng mạng sống của
nhiều người phụ thuộc vào quyết định của họ. Thứ hai, danh mục
kiểm tra đã chứng tỏ giá trị của nó. Các phi công được dạy rằng phải
tin vào quy trình xử lý hơn là tin vào bản năng của họ, tuy nhiên,
điều này không có nghĩa là họ sẽ luôn làm theo danh mục một cách
mù quáng. Bởi vì không danh mục kiểm tra nào là tuyệt đối hoàn
hảo. Cũng có những danh mục không rõ ràng và bị sai, nhưng
chúng vẫn được các phi công tin cậy. Khi đối mặt với thảm họa, họ
luôn sẵn sàng sử dụng các danh mục kiểm tra.
Ví dụ, đoạn ghi âm trong buồng lái trên chuyến bay của hãng
hàng không United Airlines từ Honolulu cho thấy các phi công đã
tuân thủ tuyệt đối quy trình khi xử lý sự cố. Thật đáng kinh ngạc!
Tình huống rất đáng sợ. Các mảnh vỡ bay tung. Tiếng ồn khủng
khiếp. Có lẽ tim họ cũng đang đập loạn xạ. Nhưng họ có rất nhiều
vấn đề cần tập trung. Ngoài vấn đề trước mắt là không có oxy để
thở, những bộ phận rời ra từ thân máy bay đã lọt vào động cơ số 3
trên cánh phải và làm hư động cơ. Nghiêm trọng hơn, các mảnh vỡ
còn lọt vào làm cháy cả động cơ số 4. Mép ngoài của cánh máy bay