mục kiểm tra vẫn chưa được các bác sĩ áp dụng trong quá trình điều
trị. “Biểu đồ và bảng kiểm tra, ồ, đó là công việc của điều dưỡng.
Chán ngắt! Các bác sĩ như chúng ta, vốn được đào tạo nhiều năm và
chuyên môn hóa sâu, sẽ chẳng cần những thứ đó làm gì”, họ nghĩ
vậy.
Đến năm 2001, cuối cùng thì Peter Pronovost – một chuyên gia
săn sóc điều trị tại Bệnh viện Johns Hopkins – cũng quyết định cho
các bác sĩ thử nghiệm phương thức này. Ông không cố gắng đưa ra
một danh mục có thể bao quát tất cả những việc cần làm trong một
ngày tại khu ICU, mà ông chỉ hướng đến việc khắc phục một trong
hàng trăm sự cố có thể xảy ra. Đó là khả năng nhiễm trùng hệ thống
đường dây trung tâm của máy hô hấp nhân tạo – nguyên nhân suýt
làm chết Anthony DeFilippo.
Trên một tờ giấy trắng, Pronovost vẽ sơ đồ các bước bác sĩ cần
thực hiện để tránh gây nhiễm trùng trong quá trình nối hệ thống dây
trung tâm vào người bệnh nhân. Đó là: (1) rửa tay bằng xà phòng,
(2) sát trùng da bệnh nhân bằng chlorhexidine, (3) đắp tấm vải vô
trùng lên toàn thân người bệnh, (4) mang khẩu trang, nón, áo
choàng vô trùng và găng tay, (5) đắp miếng vải vô trùng lên vị trí
gắn các đường dây với người bệnh ngay khi hoàn tất. Kiểm tra kỹ
từng bước một. Đây là những việc dễ dàng và người ta đã biết rõ từ
lâu, nên có vẻ ngớ ngẩn nếu cứ phải rà soát nhiều lần những gì đã
quá rõ ràng. Còn nữa, Pronovost yêu cầu các y tá trong khu ICU,
trong vòng một tháng, quan sát khi bác sĩ nối hệ thống dây với
người bệnh, sau đó ghi lại xem họ có thường xuyên thực hiện các
bước trên hay không. Kết quả cho thấy các bác sĩ đã bỏ qua ít nhất
một bước đối với hơn một phần ba bệnh nhân.
Sau một tháng, ông cùng nhóm dự án thuyết phục Ban giám
đốc Bệnh viện Johns Hopkins ủy quyền cho các y tá được phép ngăn
bác sĩ lại nếu phát hiện họ bỏ qua một bước nào đó trong danh mục