trên. Đồng thời, mỗi ngày y tá phải hỏi bác sĩ xem cần thay đường
dây nào không, bởi việc sử dụng quá lâu cũng dễ gây nguy hiểm.
Đây thật sự là một cuộc cách mạng. Và các y tá luôn có cách để
thuyết phục bác sĩ thực hiện đúng những điều đã được yêu cầu, từ
thái độ nhẹ nhàng (“Hình như bác sĩ quên mang khẩu trang?”) đến
những biện pháp cứng rắn hơn (Chính tôi đã bị một y tá nhắc nhở
khi cô ta cho rằng tấm vải tôi đắp chưa phủ hết người bệnh). Nhưng
nhiều y tá vẫn băn khoăn liệu họ có đủ thẩm quyền, hay chính họ
cũng tự thắc mắc: “Có cần thiết đắp vải lên chân không, khi bác sĩ
chỉ nối dây vào ngực bệnh nhân?”. Vậy thì quy định mới đã giải tỏa
thắc mắc đó: ban giám đốc ủy quyền cho y tá can thiệp kịp thời
trong trường hợp bác sĩ không thực hiện đúng các thao tác theo quy
định.
Một năm sau, Pronovost và đồng nghiệp cùng kiểm tra lại kết
quả. Thật không thể tin nổi: tỷ lệ nhiễm trùng đường dây sau mười
ngày sử dụng giảm từ 11% xuống bằng 0. Họ quyết định tiếp tục
theo dõi bệnh nhân thêm 15 tháng nữa. Kết quả là chỉ có hai trường
hợp bị nhiễm trùng đường dây được ghi nhận. Và họ thống kê rằng
chỉ riêng tại bệnh viện này, danh mục kiểm tra đã giúp tránh được
43 trường hợp bị nhiễm trùng, tám ca tử vong và giảm hai triệu đô-
la chi phí.
Ông lại tiếp tục kêu gọi các đồng nghiệp thử áp dụng danh mục
kiểm tra cho một số công việc tại khu ICU thuộc Bệnh viện Johns
Hopkins. Một trong số chương trình đó nhắm đến mục tiêu đảm bảo
rằng các y tá sẽ theo dõi cơn đau của bệnh nhân ít nhất mỗi bốn giờ
và sử dụng thuốc giảm đau kịp thời. Nhờ vậy mà từ 41%, số bệnh
nhân phải chịu đau không được chữa trị đã giảm còn 3%. Các bác sĩ
còn xây dựng danh sách kiểm tra cho bệnh nhân thở máy, ví dụ,
đảm bảo bác sĩ kê thuốc antacid ngừa loét dạ dày, đầu giường bệnh
được điều chỉnh nghiêng ít nhất 300 nhằm chặn dịch tiết trong
miệng đi vào khí quản. Kết quả là tỷ lệ bệnh nhân không được chăm