sống rất được. Quá nửa thời gian người ta ở trên bờ, tại hai thành phố tuyệt
vời, New York và Le Havre, phần còn lại ở ngoài khơi cùng với những con
người khả ái. Thậm chí tại đó người ta có thể có những sự quen biết rất dễ
chịu và rất hữu ích cho sau này, phải rất hữu ích, trong đám hành khách. Bố
hãy nghĩ rằng thuyền trưởng, cùng với khoản than tiết kiệm được, có thể
thu nhập mỗi năm tới ham lăm ngàn francs, hay hơn nữa…"
Roland thốt lên một tiếng "Cha chả!" tiếp theo là một cái huýt gió bày tỏ
niềm kính trọng sâu sắc được số tiền và với thuyền trưởng.
Jean lại nói:
"Người phụ trách quản trị có thể được tới mười ngàn, còn người thầy thuốc
hưởng lương cố định năm ngàn, thêm các khoản ăn ở, thắp sáng, sưởi, phục
vụ…như vậy ít ra cũng tương đương mười ngàn, rất khá đấy".
Pierre ngước mắt lên, bắt gặp mắt em, và hiểu em.
Thế là sau chút ngần ngừ, chàng hỏi:
"Muốn được làm thầy thuốc trên tàu xuyên đại dương, có khó lắm không?"
"Khó mà cũng không khó. Tất cả phụ thuộc vào hoàn cảnh và sự nâng đỡ".
Im lặng giờ lâu, rồi bác sĩ lại nói:
"Tháng sau tàu Lorraine sẽ ra khơi phải không?"
"Phải, ngày mồng bảy".
Rồi họ ngừng lời.
Pierre nghĩ ngợi. Dĩ nhiên, đó sẽ là một giải pháp nếu như chàng có thể lên
con tàu ấy với chân thày thuốc. Sau này sẽ xem xét, có thể chàng sẽ rời bỏ
con tàu. Trong khi chờ đợi, ở đó chàng có thể kiếm sống mà không phải xin
gì gia đình. Ngày hôm kia, chàng đã phải bán chiếc đồng hồ, vì giờ đây
chàng không còn chìa tay ra trước mặt mẹ nữa! Vậy chàng chẳng còn một
phương kế nào để có miếng ăn khác với miếng ăn của ngôi nhà không thể ở
được, để ngủ trong một chiếc giường khác, dưới một mái nhà khác. Thế là
chàng vừa nói vừa do dự đôi chút:
"Tôi đây, nếu có thể, tôi sẵn lòng ra đi trên tàu ấy".
Jean hỏi:
"Tại sao anh không thể chứ?"
"Vì tôi chẳng quen biết ai ở công ty xuyên đại dương".