tiểu bỉêu hữu dụng cho đề tài của mình, và gạt bỏ mọi điều còn lại, mọi
cái-ở-bên-cạnh.
Một thí dụ trong ngàn thí dụ:
Con số người chết mỗi ngày vì tai nạn là rất lớn trên trái đất. Nhưng ta có
thể cho một viên ngói rơi xuống đầu một nhân vật chính, hoặc quẳng nhân
vật ấy xuống dưới bánh xe ở giữa câu chuyện kể, viện cớ phải cho tai nạn
có phần của nó hay không?
Cuộc sống còn để mọi sự trên cùng một bình diện, hối thúc các sự kiện
hoặc kéo dài chúng lê thê vô tận. Ngược lại, nghệ thuật là thận trọng và
soạn sửa, là xếp đặt những sự chuyển tiếp tài tình và che dấu, là chỉ nhờ
vào kết cấu khéo léo mà làm nổi bật những biến cố chủ yếu và cho tất cả
các biến cố khác đầu mối phù hợp, tuỳ theo tầm quan trọng của chúng, để
tạo nên cảm giác sâu xa về sự thật đặc biệt mà ta muốn phô bày.
Vậy tả thực là tạo ra ảo tưởng trọn vẹn về cái thực, theo lô gic bình thường
của các sự kiện, chứ không phải là ghi chép một cách nô lệ các sự kiện
trong sự kế tiếp lộn xộn.
Từ đó tôi kết luận rằng các nhà hiện thực tài ba ít ra phải gọi là các nhà Gây
ảo tưởng thì đúng hơn.
Vả lại, trẻ con biết mấy nếu tin vào hiện thực bởi mỗi chúng ta mang hiện
thực của chính mình trong tư duy và trong các giác quan của chúng ta! Mắt,
tai, khứu giác, vị giác khác biệt nơi chúng ta cũng tạo nên bao nhiêu sự thật
ngang với chừng ấy con người có trên trái đất. Và trí óc chúng ta, tiếp nhận
thông tri từ các giác quan chịu tác động một cách khác nhau, hiểu thấu,
phân tích và xét đóan như thể mỗi người trong chúng ta thuộc một giống
nòi khác.
Vậy là mỗi người chúng ta chỉ tự tạo một ảo tưởng về thế gian, ảo tưởng
nên thơ, đa cảm, tươi vui, u buồn, nhơ bẩn hay sầu thẳm tuỳ theo bản chất
của mình. Và nhà văng chẳng có sứ mệnh nào khác sứ mệnh tái hiện trung
thành ảo tưởng ấy với mọi biện pháp nghệ thuật đã học được và có thể sử