dụng.
Ảo tưởng về cái đẹp nó là một ước lệ của con người! Ảo tưởng về cái xấu
nó là một quan niệm hay đổi thay! ảo tưởng về cái thật nó chẳng bao giờ
bất biến! ảo tưởng về cái đê tiện nó lôi cuốn bao sinh linh! Nghệ sĩ lớn là
những người áp đặt cho nhân loại ảo tưởng riêng của họ.
Vậy chúng ta đừng giận dữ với một lý thuyết nào bởi mỗi lý thuyết chỉ là
biểu hiện khái quát hóa của một cái tạng đang tự phân tích.
Đặc biệt có hai lý thuyết mà người ta hay đem ra tranh luận và đối lập
thuyết nọ với thuyết kia thay vì thừa nhận cả hai, đó là lý thuyết về tiẻu
thuyết thuần tuý phân tích và lý thuyết vềt tiểu thuyết khách quan. Những
người thuộc phái phân tích đều hỏi nhà văn lưu tâm chỉ ra những diễn tiến
nhỏ nhặt nhất của một trí óc và tất cả những động cơ thầm kín nhất quy
định hành động của chúng ta, và chỉ dành cho bản thân sự kiện một tầm
quan trọng hết sức phụ. Sự kiện là điểm đi tới, là một cái mốc mà thôi, là
cái cớ cho cuốn tiểu thuyết. vậy theo họ, cần phải viết những tác phẩm
chính xác và mộng tưởng, nơi trí tưởng tượng hoà lẫn với quan sát, theo
kiểu một triết gia cấu tạo một cuốn sách tâm lý, trình bày các nguyên nhân
lấy từ nguồn gốc xa xôi nhất, nói lên mọi lý do của mọi mong muốn và
phân biệt mọi phản ứng của tâm hồn chịu sự xúi dục của các lợi ích, của
các đam mê hoặc các bản năng.
Ngược lại, những người theo phái khách quan (nghe tiếng mới xấu làm
sao!) tự nhận là thể hiện chính xác cho chúng ta những gì xảy ra trong cuộc
sống cố tránh mọi giải thích phức tạp, mọi bình luận về động cơ, tự giới
hạn ở việc để các nhân vật và các biến cố diễn ra trước mắt chúng ta.
Với họ, tâm lý phải ẩn giấu trong sách như quả thật nó ẩn giấu bên dưới các
sự kiện trong đời sống.
Tiểu thuyết cấu tứ theo cách này có được ý vị, có được tính chất động của
truyện kể, có được sắc thái, có sự sống xôn xao.
Vậy, thay vì giải thích dài dòng trạng thái tinh thần của một nhân vật, các