giác mình là một chất bột làm bằng từ ngữ, ta có bao giờ gặp một dòng,
một ý nghĩ mà mình không quen quen, mà chí ít mình chưa mơ hồ linh cảm
thấy?
Người nào chỉ tìm cách mua vui cho công chúng bằng những phương tiện
đã quen biết thường viết với niềm tin tưởng, trong cái ngây thơ của sự kém
cỏi, những tác phẩm dành cho đám đông dốt nát và nhàn rỗi. Nhưng những
ai bị đè nặng bởi tất cả những thế kỷ văn chương quá khứ, những ai chẳng
gì làm thoả mãn, chán lợm mọi sự, bởi ước mơ cao hơn thế, họ thấy mọi
điều dường như đã chẳng còn trinh bạch, họ luôn có cảm giác tác phẩm
mình là một việc làm vô ích tầm thường. Những người ngày đi tới chỗ cho
rằng nghệ thuật văn chương là một điều bí ẩn, không thể nắm bắt, chỉ được
vài trang của các bậc thầy lớn nhất tiết lộ cho ta chút ít.
Hai chục câu thơ, hai mươi lời văn, bỗng chốc đọc được khiến ta rùng mình
thấu tim như một sự phát lộ đáng kinh ngạc, nhưng những câu thơ sau lại
giống mọi câu thơ, dòng văn xuôi trôi chảy tiếp theo lại giống mọi văn
xuôi.
Chắc hẳn các bậc thiên tài không hề có những lo âu và những dằn vặt ấy, vì
họ mang trong mình nhiều sức mạnh sáng tạo không cưỡng nổi. Họ không
tự xét đoán. Còn những kẻ khác, còn chúng ta đây, chúng ta chỉ là những
người lao động bền bỉ và có ý thức, chúng ta chỉ có thể đấu tranh chống
tình trạng ngã lòng không sao địch nổi, bằng nỗ lực liên tục.
Hai con người đã cho tôi sức lực luôn luôn thử thách, nhờ những điều dạy
bảo giản dị và sáng rõ: Raph Bouilhet và Gustave Flaubert.
Bouilhet mà tôi quen biết trước, một cách khá thân thiết, khoảng hai năm
trước khi có được tình thân của Flaubert, do cứ nhắc đi nhắc lại mãi với tôi
rằng một trăm câu thơ, có thể ít hơn, là đủ cho một nghệ sĩ nổi danh, nếu
những câu thơ ấy hoàn hảo và nếu chúng chứa đựng thực chất của tài năng
và tính độc đáo ở một con người dù thuộc hạng nhì đi nữa, đã khiến tôi
hiểu rằng lao động không ngừng nghỉ và hiểu biết nghê nghiệp sâu sắc có