hoàn tất, không bao giờ lão duỗi hết cánh tay, giang rộng hai chân, không
bao giờ lão làm một động tác nào đến cùng và trọn vẹn. Ý tưởng của lão
dường như cũng giống hành vi, lão chỉ ra ý tưởng, báo trước chúng, phách
chúng, khơi gợi chúng, nhưng không phát biểu ra.
Vả chăng dường như mối bận tâm lớn nhất trong đời của lão là pha chế xi
rô và rượu mùi. "Với một thứ xi rô ngon hay một loại rượu mùi ngon,
người ta làm giàu được" lão hay nói như vậy.
Lão đã sáng chế hàng trăm thứ nước ngọt mà chẳng tung ra bán được lấy
một thứ. Pierre khẳng định rằng Marowsko khiến chàng ngĩ đến Marat.
Hai chiếc ly nhỏ được lấy ra từ gian sau cửa hàng, đặt lên tấm ván là nơi để
pha chế, rồi hai người nâng cốc lên gần ngọn đèn để ngắm màu rượu.
"Sắc hồng ngọc đẹp!" Pierre tuyên bố.
"Phải thế không nào?"
Bộ mặt chim vẹt của ông già Ba lan có vẻ phấn khởi.
Bác sĩ nếm rượu, thưởng thức, ngẫm nghĩ, lại nếm, lại ngẫm nghĩ nữa rồi
phán quyết:
"Ngon lắm, ngon lắm, và hương vị rất mới lạ. Một tìm tòi khá quý đấy, ông
bạn thân mến ạ!"
"A! Tôi rất hài lòng, thật vậy".
Thế là Marowsko hỏi ý kiến để đặt tên cho thứ rượu mới. Lão muốn gọi nó
là "tinh chất phúc bồn tử" hoặc "phúc bồn tinh tuý" hoặc "phúc bồn cam lộ"
hoặc "phúc bồn mỹ tửu".
Pierre không tán thành một tên nào hết.
Ông lão bỗng nảy ra một ý kiến:
"Điều ông vừa nói ban nãy rất hay, sắc hồng ngọc đẹp".
Chàng bác sĩ lại bác bỏ giá trị của cái tên ấy, tuy chàng tìm ra nó, và
khuyên dùng cách gọi đơn giản "rượu phúc bồn" mà Marowsko tuyên bố là
rất tuyệt. Rồi họ im lặng và ngồi một lát dưới ngọn đèn khí duy nhất ,
chẳng nói một lời. Cuối cùng, Pierre, hầu như ngoài ý muốn:
"Ồ, tối nay gia đình tôi gặp một chuyện khá kỳ quặc. một người bạn của bố
tôi chết đi, để lại gia tài lại cho em tôi".
Ông dược sĩ hình như không hiểu ngay, nhưng, sau khi nghĩ ngợi, lão hy