Đen, Tiểu thư De Maupin, Nhà thờ Đức bà Paris, Salammbo, Bà Bovary,
Adolphe, Ông De Camors, Quán rượu, Saphie, v..v… mà còn cả gan viết
"Cái này là tiểu thuyết còn cái kia không phải tiểu thuyết" thì xem ra có
một sự sáng suốt rất giống với sự thiếu năng lực.
Thường thường nhà phê bình đó hiểu tiểu thuyết là một sự biến ít hay nhiều
giống như thực, được sắp xếp theo kiểu một vở kịch ba hồi, hồi thứ nhất
trình bày, hồi thứ hai hành động và hồi thứ ba là chung cục.
Cách kết cấu này hoàn toàn có thể chấp nhận được với điều kiện người ta
chấp nhận tất cả những cách khác.
Có hay không những quy tắc để làm ra một cuốn tiểu thuyết, bên ngoài
những quy tắc này thì một câu chuyện viết ra phải mang cái tên khác?
Nếu Don Quichotte là tiểu thuyết, thì Đỏ và Đen sẽ phải là một tiểu thuyết
khác hay không? Nếu Monte Cristo là tiểu thuyết thì Quán rượu có phải là
tiểu thuyết không? Có thể so sánh được chăng Đồng thanh tương ứng của
Goethe, Ba người lính ngự lâm của Dumas, Bà Bovary của Flaubert, Ông
De Camors của M.O.Feuillet và Germinal của ông Zola? Trong những tác
phẩm ấy, cuốn nào là tiểu thuyết? Những quy tắc trứ danh ấy là gì? Chúng
ở đâu ra? Ai đã xác lập chúng? Nhân danh nguyên lý nào, uy quyền nào và
lập luận nào?
Thế mà dường như các nhà phê bình nọ biết một cách chắc chắn, xác thực,
điều gì làm nên một cuốn tiểu thuyết, và điều gì phân biệt cuốn tiểu thuyết
ấy với một cuốn khác không phải tiểu thuyết. Điều đó chỉ có nghĩa rằng,
tuy chẳng phải là người sáng tác, họ lại tụ tập trong một trường phái, và họ
gạt bỏ, theo kiểu của chính các nhà tiểu thuyết, mọi tác phẩm được cấu tứ
và thực hiện bên ngoài mỹ học của họ.
Một nhà phê bình thông minh, ngược lại, phải tìm tòi tất cả những gì giống
nhất với các tiểu thuyết đã được làm ra rồi, và thúc đẩy hết mức để những