mình. Chúng tôi không chắc lắm về điều đó, nhưng, trong bất cứ
trường hợp nào, không nên nói về những lợi ích quốc gia của chúng
tôi. Vì thế, hãy cố đừng để rơi vào tình huống mà ông không thể xử lý.
Đừng nghĩ bất cứ lúc nào chúng tôi cũng có thể đến và cứu ông”
(193). Thế nhưng, những cảnh báo như thế từ Hoa Kỳ là rất hiếm.
Người kế nhiệm Colin Powell là Condolezza Rice ít nghiêm ngặt hơn
trong những phát biểu công khai của mình. Không lâu trước cuộc
xung đột, khi bà phát biểu phản đối Putin vì căng thẳng trong quan hệ
giữa Nga và Gruzia và truyền đạt cảnh báo của Bush về việc điều này
có thể làm căng thẳng cả quan hệ Nga - Mỹ, Putin đề nghị bà chuyển
tới Nhà Trắng câu trả lời ngắn gọn: “Tôi nhất định sẽ làm việc mà tôi
sẽ làm” (194).
Nhà lãnh đạo trẻ triển vọng của Gruzia đã cung cấp 2.000 quân
nhân từ đất nước nhỏ bé của mình cho Bush và quân đội của liên minh
đang tiến hành chiến tranh ở Iraq, trong lúc Đức dưới sự lãnh đạo của
Thủ tướng Liên bang Gerhard Schroeder, Pháp dưới sự lãnh đạo của
Jacques Chirac và Nga từ chối tham gia các hoạt động quân sự. Cuộc
chiến này đã cướp đi mạng sống hơn 100.000 người Iraq và khiến khu
vực này bất ổn tới tận ngày nay. Còn ở tầng 4 của Bộ Quốc phòng ở
Tbilisi từ lúc đó bắt đầu có các huấn luyện viên Mỹ ngồi, những người
đưa quân đội nhỏ bé của Gruzia lên tầm hiện đại. Lầu Năm Góc cung
cấp vũ khí, còn Tổng thống Gruzia trong bốn năm nắm quyền đã tăng
ngân sách quốc phòng lên gần sáu lần (195).
Đến nay, đã biết rõ ai là người bắn phát súng đầu tiên trong cuộc
xung đột này. Tổng thống Gruzia Saakashvili đã khởi chiến và tấn
công tính nổi loạn nam Ossetia bằng một nguyên cớ giả tạo (196).
Người tiền nhiệm ông - Eduard Shevardnadze đã cố gắng trong vô
vọng chinh phục nam Ossetia với cuộc chiến đẫm máu vào năm 1992.
Theo thỏa thuận ngừng bắn ký kết khi đó, Nga được ủy nhiệm chính
thức triển khai quân đội trong khu vực này để theo dõi lệnh ngưng bắn
(197). Ngay trước cuộc tấn công, Saakashvili chính thức tuyên bố là