đối này không đáng kể. Sau bữa ăn tối, áp lực gia tăng và bà Merkel
thực dụng đã nhận lãnh vai trò quen thuộc của người kiến tạo hòa
bình. Thủ tướng Đức muốn tránh khỏi cuộc đụng độ của những tín
niệm khác nhau.
Bà đề nghị cho hai nước khả năng gia nhập NATO, nhưng chỉ sau
một thời gian. Chiến thuật quen thuộc của Merkel, trong đó, những
tiêu đề trên các phương tiện truyền thông đại chúng ngày hôm sau có ý
nghĩa quan trọng hơn nội dung thực tiễn, đã biện hộ cho nó. NATO
thông qua quyết định kết nạp Croatia và Albania, và sau đó đồng tình
thêm với một kế hoạch ưa thích nhất của Tổng thống sắp mãn nhiệm,
hệ thống phòng thủ tên lửa ở biên giới Nga. “Tôi trở về nhà với cảm
giác hài lòng sâu sắc”, Thủ tướng Đức nói trong tuyên bố tổng kết và
ra sân bay (210). Sự khác biệt tinh tế giữa các công thức “bây giờ” và
“muộn hơn một chút” mà Angela Merkel đã đưa ra một cách thuyết
phục liên quan tới việc Gruzia và Ukraine gia nhập NATO, được
người Đức xem như thắng lợi chính trong ngày và ăn mừng (211).
Nhưng cái công thức đẹp đẽ, tạm thời đó, là cho các nhà ngoại giao.
Còn trong thông cáo tổng kết, nó không hề được phản ánh (212).
Cuộc tranh cãi về thời hạn không thay đổi bản chất vấn đề từ
quan điểm của Kremlin. Ở đây nói về quyết định có tính nguyên tắc
của liên minh, được định nghĩa hết sức rõ ràng. “NATO hoan nghênh
những khát vọng châu Âu Đại Tây Dương của Ukraine và Gruzia,
những nước mong muốn gia nhập vào liên minh. Hôm nay, chúng tôi
đã đồng ý là những nước này sẽ gia nhập NATO. Cả hai đã có những
đóng góp đáng kể vào hoạt động của liên minh”. Điều 23 đã viết như
thế, và nước Nga hiểu quyết định này chính là như thế (213). “Liên
minh chưa từng đưa ra một quyết định nào như thế trong 59 năm tồn
tại của mình”, tờ Frankfurter ALlgemeine Zeitung viết như thế về vấn
đề này (214).
Kết thúc cuộc họp, Putin được mời dự và phát biểu ý kiến. Một
tháng trước thời điểm này, trong chuyến thăm Moskva, bà Angela