mình trong quá khứ. Chúng có thể tấn công mục tiêu ở khoảng cách
hơn 1.500 km, đã được sử dụng nhiều lần trong các chiến dịch quân sự
ở Afghanistan, Iraq và lần cuối cùng là ở Libya. Ở Lầu Năm Góc, các
chuyên gia đã liệt kê các mục tiêu cần phải thống nhất với Tổng thống.
Còn lại, tất cả đều đã được chuẩn bị. Để có thể bảo đảm chắc chắn hơn
cho mình trong khía cạnh chính trị, trước khi bay đi Saint Petersburg,
ông đã cố tranh thủ sự hỗ trợ rộng rãi nhất ở nhà: đề nghị Quốc hội
tiến hành bỏ phiếu về việc sử dụng vũ lực, mặc dù, như ông nhấn
mạnh, là Tổng thống, đúng ra mà nói, ông không muốn làm điều đó.
Một đề nghị mạo hiểm, như chẳng bao lâu sau đó sẽ sáng tỏ.
Cáo buộc cụ thể của Chính quyền Hoa Kỳ như sau: quân đội
Assad, theo tình báo Mỹ, đêm rạng sáng 21-8 đã bắn tên lửa có khí
độc sarin vào một số vùng ngoại ở Damascus. Các thanh sát viên Liên
Hợp Quốc sau đó khẳng định việc sử dụng chất có độc lực cao này.
Tuy nhiên, ai là người ra lệnh thì báo cáo về cuộc điều tra này không
cho biết. “Các tên lửa trông khá chuyên nghiệp”, Trưởng nhóm thanh
sát viên Liên Hợp Quốc, một người Thụy Điển, tuyên bố với Đài phát
thanh BBC, “nhưng chúng tôi không có dữ liệu chỉ ra ai là người đã
phóng chúng” (253). Đồng thời, Ake Sellstrom không xác nhận tuyên
bố của Tổ chức theo dõi nhân quyền quốc tế Human Right Watch rằng
tên lửa đã được phóng đi từ khoảng cách chỉ chín dặm ở một điểm
quân của Assad đóng, điều có vẻ làm sáng tỏ câu hỏi phía nào có lỗi
(254). Ông nói, nếu chỉ có hai dặm thì đánh giá này có thể chấp nhận -
“two miles could be a fair guess”. Theo lời ông, Liên Hợp Quốc cũng
đã mời các chuyên gia đạn đạo. Số người chết của cuộc tấn công vô
nhân đạo này dao động từ 300 đến 1.500 người, tùy theo định hướng
chính trị của phe đánh giá. Thế nhưng, không có gì tranh cãi, ở đây
đang nói về hàng trăm người chết (255).
Vài ngày sau, Barack Obama trong bữa ăn tối ở Saint Petersburg,
trước sự hiện diện của 20 lãnh đạo Chính phủ đã kêu gọi cộng đồng
quốc tế ủng hộ một hành động quân sự. Thế nhưng, nhiều người đã