– Con rạm sống ở biển. Tuy nhỏ hơn cua đồng, nhưng ngon hơn. Cá biển
tanh hơn cá đồng, nhưng rạm lại thơm hơn cua đồng. Cứ con nước ròng thì
rạm mẩy, nhiều gạch. Rạm tươi bắt lên, vặt hết chân đi, rửa thực sạch, rồi
cho vào nồi với mấy thìa mỡ rang lên với mấy thìa muối. Phải có mỡ thì
muối mới dính vào vỏ rạm. Khi ăn, ta gắp cả con mà cắn. Cắn cho mạnh,
tiếng rạm vỡ ra nghe dòn.. Thế là vừa ăn bằng miệng, vừa ăn bằng tai. Trên
thế gian, bất cứ thứ gì ăn vụng cũng được, nhưng có ba thứ, một là cam,
quýt, hai là mực khô nướng, ba là rạm rang thì không được, vì mùi thơm
bốc ra điếc mũi thiên hạ.
Lê Chân xé đôi một con rạm ra, lấy cơm cho vào mai, dùng đũa ngoáy,
gạch rạm làm đỏ các bát cơm, vừa thơm vừa đẹp mắt. Hai người ăn một
bữa cơm ngon chưa từng có. Lê Chân hỏi:
– Hồi chiều, hai em xin chị đừng ra tay với bọn Trương Minh Đức, em còn
bảo có chủ ý riêng. Vậy chủ ý đó là gì?
Đào Kỳ kể sơ lược bố chàng là đệ tử của Đào Trang, Phương Dung là đệ tử
phái Long-biên, vâng lệnh người trên đi liên lạc với Đặng Thi Sách, phái
Tản-viên, không ngờ lại gặp Tô Phương và Ngũ phương thần kiếm, và
những diễn biết đã xảy ra. Đào Kỳ, Phương Dung dấu tất cả những chuyện
còn lại.
Lê Chân hỏi:
– Như vậy, chắc Trương Minh Đức không dám giết Tô Phương đâu. Không
biết người họ Đào hiện ẩn náu tại huyện Đăng-châu có chịu ra mặt hay
không? Ta thấy hai em tuổi còn nhỏ, chắc võ thuật cũng không cao lắm, cứ
ẩn ở đây chờ, trước sau gì, bọn Trương Minh Đức cũng sẽ tìm đến.
Đào Kỳ nhìn Phương Dung gật đầu đồng ý. Lê Chân tiếp:
– Chị là đệ tử phái Sài-sơn. Sư phụ của chị là một trong Bát-tuấn của môn
phái. Chị chẳng cần dấu hai em làm gì, môn phái chị cũng như phái Cửu-
chân, Long-biên, đều gốc ở Âu-lạc cả. Đã là người Việt thì ai cũng mưu
phục quốc.
Bỗng Đào Kỳ nghe thấy có tiếng chân người đi về phía nhà Lê Chân. Tiếng
đi nhẹ và trầm, rõ ràng người phái Cửu-chân của chàng. Chàng đồ chừng
đây là một cao thủ ngang hàng với cha chàng, vội nháy mắt cho hai người