phong làm tướng đánh Hung-nô. Sau khi Vạn-tín hầu Lý Thân qua đời,
Thủy-Hoàng sai Đồ Thư mang nửa triệu quân sang đánh Âu-lạc. Âu-lạc
giết Đồ Thư, đánh tan quân Tần. Chính quan Thái-sử lệnh nhà Hán là Tư
Mã Thiên đã kể về cuộc đánh nhau giữa Âu-lạc với quân Tần trong bộ sách
mang tên Sử-ký của ông, quyển 112 rằng :
"Lúc bấy giờ vua tôi nhà Tần ở phía Bắc thì mắc họa với rợ Hồ, ở phía
Nam thì mắc ách với người Việt. Quân Tần đóng binh ở chỗ đất hoang phế
vô dụng, tiến không nổi mà thoái cũng không an. Trên mười năm đàn ông
phải mặc giáp, đàn bà phải khuân vác, khổ sở cùng cực, người ta thắt cổ tự
tử trên cây dọc đường, người ta trông nhau mà chết".
Cho đến khi Triệu Đà dùng gian kế chiếm Âu-lạc lập ra nước Nam Việt, thì
bề trong là một nước nhưng bề ngoài, vẫn phải chịu thần phục để được an
toàn. Tới đời Triệu Kiến Đức thế nước suy vi mới bị Vũ Đế nhà Hán sai
bọn Lộ Bác Đức, Dương Bộc mang quân sang đánh. Từ đó đến nay chúng
ta bị người Hán cai trị. Vậy đối với người Hán, ta phải mạnh để họ không
thể đánh chiếm nước mình, nhưng vẫn phải có ngoại giao để được an thân.
Vì vậy, thái độ đối với người Hán là: Anh đánh tôi, tôi chống lại, dân tôi
yêu nước, đất tôi hiểm trở, tôi không sợ anh. Còn anh tử tế, tôi vẫn chịu ở
vai dưới, thần phục anh. Như vậy, sau khi đuổi được bọn Hán rồi, chúng ta
chẳng ngại gì mà không mất một lễ, cử người sang sứ với một tờ thư với lời
lẽ nhún nhường mà được toàn vẹn quốc gia.
Những người ngồi cùng bàn với Đào Kỳ đều gật đầu khen phải. Họ suy
nghĩ:
– Thiếu niên này không hiểu người gốc ra sao. Tuổi tác chỉ ngang với Hùng
Bảo là cùng, nhưng lại là vai sư thúc của Hùng Bảo, võ công của chàng
phải cao lắm, nên chỉ nói có hai câu mà Hùng Bảo đã đánh cho Đinh Công
Hùng đến phun máu miệng. Rồi lại luận về tình thế đất nước không chỗ nào
mà không hợp tình, hợp lý.
Tiệc tàn, hai họ lục tục ra về. Hùng Trọng đến trước bàn Đào Kỳ, chắp tay
nói:
– Chẳng mấy khi Đào công tử và Nguyễn cô nương giá lâm tệ trang, xin
lưu lại ít hôm để chúng tôi được nghe lời dạy bảo.