Hùng, vua Thục cũng không bằng. Đại ca dường như không chú ý đến
phong trào phản Hán phục Việt. Em có cảm tưởng như đại ca là người Việt.
Câu nói của Phương Dung làm Trần Năng biến sắc. Nàng mở to mắt nhìn
Phương Dung, nói lẩm bẩm trong miệng câu gì không rõ. Đào Kỳ tiếp:
– Chính người Hán cũng có cảm tưởng như Nghiêm đại ca khuyến khích
người Việt đứng lên đòi Lĩnh-Nam.
Thiều Hoa gật đầu:
– Chị thấy Nghiêm đại ca làm những việc có lợi cho Lĩnh Nam, nên chỉ
khuyến khích mà không hỏi tại sao. Hôm chị lạc sư đệ ở Long-biên, thì trở
về Mai-động với sư bá Nguyễn Tam Trinh. Chị cho sư bá biết Nghiêm đại
ca là Lĩnh-nam công. Sư bá kinh hồn động phách. Người nghi chỉ một vài
ngày Nghiêm đại ca sẽ đem đại quân đến san bằng Mai-động. Nhưng
không ngờ...
Ngừng một lát, nàng tiếp:
– Ba hôm sau, Nghiêm đại ca đến, mang theo trâu, bò, ngựa, lợn, gà gấp
một trăm lần lệ chuộc một người thường nạp cho sư bá.
Theo tục lệ của Lĩnh-Nam, khi mình bị đối phương bắt thì phải mang trâu,
bò, lừa, ngựa đến chuộc mạng. Người bị bắt càng ở địa vị lớn, lễ chuộc
càng nhiều. Nghiêm Sơn bị Nguyễn Tam Trinh dùng mưu bắt được, chàng
cũng mang lễ đến để chuộc mạng mình.
Thiều Hoa tiếp:
– Sư bá cảm động lắm. Người thắc mắc rằng nếu người bắt một Huyện lệnh
nhỏ bé thôi, thì y cũng ghép người vào tội chết, đem quân tàn phá trang ấp.
Thế mà tại sao Nghiêm đại ca không tính tội, còn đem lễ đến chuộc?
Nghiêm đại ca là Lĩnh-nam công, những ai nói đến phản Hán phục Việt thì
phải giết đi. Nghiêm đại ca biết trang Mai-động là nơi chuẩn bị khởi binh
phục quốc mà lại đối đãi khách khí như vậy, ông thực không hiểu nổi.
Nghiêm đại ca ghé tai ông nói chuyện một hồi lâu. Ông nghe xong, cúi
xuống lạy Nghiêm đại ca tám lạy. Rồi ông gọi chị vào nói:
– Ta thấy cháu với Nghiêm huynh đây, trời sinh một cặp tài sắc song toàn,
vậy ta xin đứng ra thay mặt Đào hầu làm lễ thành hôn cho cháu với Nghiêm
huynh. Đào hầu với ta là bạn. Sau này người có trách phạt gì, lão xin nhận