cứ lợi dụng làm tới.
Cuối cùng, Hùng Trọng mang theo Hùng Bảo, Đào Kỳ. Còn Trần Năng
mang theo Phương Dung với hai tỳ nữ.
Sáng sớm hôm sau, họ cùng lên đường, nhắm hướng Lôi-sơn mà đi. Họ đi
rất chậm. Trong khi đi đường, Đào Kỳ đã giảng dạy cho Hùng Bảo những
tinh yếu về võ công của Cửu-chân. Còn Phương Dung với Trần Năng thì
ríu rít chuyện trò.
Tới chân núi Lôi-sơn thì có một toán ba người mặc quần áo xanh, chắp tay
hành lễ:
– Lôi-sơn tam hùng sai bọn tôi đến đây nghinh tiếp đại giá Trần trang chủ
Toàn-liệt và Hùng trang chủ Thượng-hồng.
Hùng Trọng và Trần Năng đáp lễ, rồi đi theo đám người tiếp rước. Đến
giữa sườn núi lại có đám người khác tiếp rước thay thế cho đám người kia
trở xuống. Đường lên núi đã được sửa chữa bằng phẳng, cây cối cũng được
chặt cho gọn gàng, quang đãng. Xem vậy đủ biết Đinh Công Dũng đã
chuẩn bị cho đại hội này thực kỹ càng. Nơi họp đại hội là đỉnh một ngọn
đồi, nằm dưới chân núi Ba-vì. Đây là ngọn núi cao, hùng vĩ của vùng Mê-
linh. Giữa đồi dựng lên một đài cao, xung quanh có tám khán đài làm theo
hình bát quái. Hùng Trọng vừa tới nơi thì có tiếng loa gọi lớn:
– Hùng hầu, trang chủ Thượng-hồng và phái đoàn tới.
Đinh Công Thắng bước ra, chắp tay hành lễ:
– Xin mời Hùng-hầu lên đài cho.
Hùng Trọng dẫn Hùng Bảo lên khán đài ngồi.
Tiếng hô lại tiếp tục:
– Trần hầu, trang chủ Toàn-liệt tới.
Một thiếu nữ xinh đẹp, mắt sắc như dao cau, chắp tay mời Trần Năng:
– Xin mời Trần hầu.
Trần Năng nói nhỏ với Phương Dung:
– Cô này là Đinh Hồng Thanh, con gái Đinh Công Dũng. Nàng trọ học tại
nhà bà cô ở Đăng-châu mới về. Nghe đâu võ công của nàng không kém gì
anh là Đinh Công Minh.
Phương Dung liếc nhìn Đinh Hồng Thanh, thấy dáng người mảnh mai,