tay hành lễ. Hồ Đề lựa một lọ trong số mấy lọ đeo lủng lẳng trên cổ con
vượn, lấy ra ba viên, đưa cho Nghĩa Nam:
– Người mau đưa cho Mai nữ hiệp uống. Nhớ uống nhiều nước.
Mai Huyền Sương uống vào, một lát đã thấy hết đau đớn. Mụ đưa mắt hận
thù nhìn sang phía 72 động Tây-vu rồi bước lên đài, chĩa kiếm vào Đông
Bảng, nói:
– Ta lại dạy dỗ mi mấy chiêu!
Mụ đưa kiếm đánh vèo một cái, đâm vào ngực Đông Bảng. Phan Đông
Bảng đưa kiếm đánh trả. Hai người lại cuộn lấy nhau như trước. Nhưng lần
nầy kiếm của Mai Huyền Sương chậm lại một chút, vì ảnh hưởng của trận
bị ong đốt vừa rồi. Đến trên hai trăm hiệp, Đông Bảng bắt đầu đuối sức,
kiếm pháp đã rối loạn. Bỗng choang một tiếng, kiếm của Đông Bảng bị
đánh bay lên trời, còn Mai Huyền Sương bị lùi lại góc đài. Đông Bảng vai
bị thương, máu chảy ướt đẫm cả áo.
Nguyễn Trát la lớn:
– Sư đệ! Sư đệ!
Ông nhảy lên đài. Huyền Sương vung kiếm tấn công liền. Nguyễn Trát rút
kiếm chống lại. Hai người quần thảo với nhau. Dưới ánh trăng, hai kiếm
bay lượn như hai con rắn bạc.
Anh hùng các nơi thấy Nguyễn Trát đấu với Mai Huyền Sương, kiếm pháp
hai người hư hư thực thực, lấp lánh dưới ánh trăng như hai quả cầu bạc. Họ
tấm tắc khen ngợi:
– Kiếm pháp Long-biên do Vạn-tín hầu sáng chế ra, ngày xưa đã từng
thắng phò mã Sơn Tinh. Ngài dùng kiếm pháp này sang Hàm-dương đấu
với các võ sĩ của Tần, không ai chịu nổi là phải.
Có người bàn:
– Người ta nói kiếm pháp Long-biên tuyệt hảo, hôm nay mới được thấy sự
thực. Nếu mình đấu với Nguyễn Trát, chắc đã bị bại từ lâu rồi.
Đào Kỳ nhìn thế kiếm hai người, suy nghĩ:
– Mình có nên ra tay không? Nếu cứ đà này, Nguyễn tiên sinh bại là cái
chắc rồi. Nhưng nếu mình lên đài, sẽ ăn nói ra sao? Mình phải hiển hiện
nguyên hình, như vậy người ta sẽ không đồng ý vì mình thuộc phái Cửu-