Q1 - ANH HÙNG LĨNH NAM - Trang 724

nhà gái, hỏi khuê danh cô gài cùng niên canh bát tự.
Hồ Đề ít đọc sách, ngắt lời Lục Mạnh-Tân :
– Lục tiên sinh, tôi dốt nát mà tiên sinh cứ nói chữ, làm sao tôi hiểu được !
Niên canh bát tự là gì ?
Lục Mạnh-Tân hướng vào Hồ Đề :
– Xin lỗi Hồ thống lĩnh, tôi đã nói vắn tắt quá. Niên canh bát tự là giờ,
ngày, tháng và năm sinh.
Hồ Đề không chịu :
– Như vậy mới tứ tự, chứ đâu phải bát tự ?
Lục Mạnh-Tân cười :
– Trong phép làm lịch của vua Phục Hy, mỗi năm có một tên để gọi. Đó là
phương pháp Can, chi, kỷ, niên. Can có 10 can, gọi là Thập can , gồm :
Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm, Quý. Trong 10 can có 5
can âm và 5 can dương. Năm can âm là Ất, Đinh, Kỷ, Tân, Quý.
Đào Kỳ đã được học về phương pháp làm lịch, nên, tiếp :
– Còn năm can dương là Giáp, Bính, Mậu, Canh, Nhâm. Thập nhị chi cũng
chia làm sáu chi âm và sáu chi dương. Sáu chi âm là : Sửu, Mão, Tỵ, Mùi,
Dậu, Hợi. Sáu chi Dương là Tý, Dần, Thìn, Ngọ Thân và Tuất. Dùng Can,
Chi ký niên là ghép một Can với một chi thành một năm. Nguyên tắc là
ghép can dương với chi dương, can âm với chi âm. Bởi vậy chúng ta mới
có những năm Giáp Tý, Ất Sửu.vv..
Lục Mạnh Tân thấy học trò đối đáp trôi chảy thì mừng lắm, vội tiếp :
– Trở lại với Can chi ký niên, như vậy cứ 60 năm, cả can chi sẽ trở lại một
lần. Như năm sinh của Trưng Trắc là Giáp Tuất, khi bà 60 tuổi, mới trở lại
năm Giáp Tuất. Hồ cô nương hỏi niên canh bát tự, chỉ nguyên tuổi của cô
gái đã mất hai chữ. Sau đó dùng can chi để chỉ tháng, ngày, giờ. Cộng lại
có phải tám hay không ? Như niên canh bát tự của Trưng Trắc là : Năm
Giáp Tuất, tháng Mậu Thìn, ngày Ất Sửu, giờ Canh Thìn. Cộng lại đúng
tám chữ .
Lục tiếp :
– Sau lễ Vấn danh, tới lễ Nạp cát. Nhà trai mang lễ vật tới chính thức hỏi
cô gái làm vợ cho con mình. Qua ít lâu sau là lễ Thỉnh kỳ, nhà trai mang lễ

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.