Suốt bảy năm trời nay, tôi với phu nhân sống bên nhau tình nghĩa mặn nồng
không kể sao cho xiết. Nhưng lúc nào trong mắt phu nhân cũng có điều
buồn tủi, nghĩ mình là Mỵ-Châu. Tôi nghĩ, có phải chết đến mấy lần để đổi
lấy niềm vui cho phu nhân, tôi cũng bằng lòng huống hồ việc nữ hiệp đề
nghị.
Mọi người không ngờ Nghiêm Sơn lại đa tình đến như thế, khẳng khái đến
trình độ đó.
Phùng Vĩnh-Hoa gật đầu :
– Tứ sư thúc quả có con mắt tinh đời, người kết bạn với Nghiêm đại ca thật
không uổng. Này Nghiêm đại ca! Đại ca quyết định việc đó, một là vì hối
hận mà ra, Khổng Tử nói : Hữu quá tắc cải làm việc gì sai, phải sửa. Hai là
vì tình nghĩa với Hoàng sư tỷ. Ba là vì đạo nghĩa võ học. Nhưng này
Nghiêm đại ca, đại ca đang có hiềm khích với Tô Định, nay người đồng ý
cho Đinh hầu, Đào hầu chiếm lại trang ấp, dựng lại uy thế phái Cửu-chân,
mà phái Cửu-chân chủ trương phản Hán phục Việt, có thể Tô Định sẽ mật
tấu về gây khó khăn cho đại ca. Chắc đại ca nghĩ : Dù ta có mất chức Lĩnh-
nam công, nhưng được phu nhân, rong ruổi tiêu dao sơn thủy, là điều ta cầu
mà không được. Có phải thế không ?
Nghiêm Sơn nhìn Vĩnh-Hoa với con mắt thán phục :
– Đăng châu nữ hiệp đã nhìn thấu tâm can tôi. Đúng ! Tôi đã nghĩ như thế.
Trưng Nhị nháy Vĩnh-Hoa, Phương-Dung, rồi tiếp :
– Phàm con thỏ đào hang phải có hai cửa. Người ta chặn lưới cửa này, còn
cửa khác mà chạy. Nghiêm đại ca quyết định như thế tỏ ra là đấng anh
hùng. Nhưng nếu đại ca bị mất chức, Tô Định đem quân đánh Đào, Đinh
trang thì sao ?
Phương-Dung nhìn Vĩnh-Hoa, mỉm cười :
– Dễ lắm, nếu muốn Tô Định không hại được Nghiêm đại ca, chỉ có một
cách là Đào lão bá chấp thuận tặng Đào sư tỷ món của hồi môn. Thưa lão
bá đất Lĩnh-nam mình có lệ, con gái lấy chồng, cha mẹ sẽ cho mang theo
món của hồi môn. Vậy, lão bá chẳng hẹp hòi gì mà không cho Hoàng sư tỷ
.
Đào Thế-Kiệt bị cô lập ở đảo mấy năm, lòng uất hận không nguôi. Nay,