chị sẽ nhờ các anh chị phi ngựa ngày đêm đưa đến các vị. Riêng đất Cửu-
chân, vừa đi, vừa về ít ra là 6 ngày, sư muội nhắc phụ thân chị phải người
đi cho. Phiền sư muội đi ngay dùm.
Giao-long nữ đang là cô gái ở thôn dã, bỗng dưng được giao trọng trách.
Nàng thích quá cầm thư đi ngay.
Suốt mấy ngày Nghiêm Sơn bận rộn hội họp với các tướng chuẩn bị lên
đường: Quân-số, ước tính tổn thất, chuẩn bị bổ sung lương thảo, lừa ngựa,
và bổ nhiệm nhân sự. Bên cạnh vương còn có Hoàng Thiều Hoa, Phương-
Dung, Đào Kỳ giúp đỡ như những tham tướng, khiến vương cũng bớt mệt
mỏi. Các tướng lĩnh thấy Lĩnh-Nam vương phi cùng sư đệ, sư muội của
nàng đồng tâm giúp vương gia hết lòng, họ sinh cảm tình. Nhất là Phương-
Dung, nàng chủ trương cần được lòng tướng sĩ, nên nhất nhất lỗi lầm của
họ, nàng cố nhờ Thiều-Hoa tìm cách che chở.
Năm ngày sau, Đào Kỳ báo cho Nghiêm Sơn biết đã mời đủ các vị anh
hùng về Cối-giang như Nghiêm Sơn muốn. Nghiêm Sơn gọi Uy-viễn tướng
quân vào trướng dặn :
– Ta có việc đi xa một ngày. Mọi việc nhất thiết do đại ca thay ta giải quyết.
Bất cứ ai hỏi ta với vương phi đi đâu. Đại ca trả lời rằng ta đi Mê-linh có
chút việc riêng.
Lưu Nhất-Phương là người đứng đầu Hợp-phố lục hiệp. Đối với Nghiêm
Sơn, về lý thì ông là thuộc hạ, nhưng về tình là sư huynh đệ trong cùng
môn phái. Cho nên nhất mọi việc vương đều nhờ Lưu thay mặt.
Phương-Dung hóa trang Nghiêm Sơn thành một ông già, Thiều-Hoa thành
một bà nhà quê, rồi lên đường đi Cối-giang. Dọc đường Nghiêm Sơn hỏi
Đào Kỳ :
– Đến Cối-giang sư đệ định họp ở đâu ?
Phương-Dung đáp thay :
– Tốt hơn ta chèo thuyền ra giữa sông họp, ta khỏi phải canh phòng.
Nghiêm Sơn dặn :
– Gặp các vị anh hùng. Tiểu sư đệ cứ đóng vai chủ động hết. Chỉ khi
thuyền ra giữa sông, ta mới ra mặt. Như vậy mới giữ được cơ mật.
Thiều Hoa là vợ Nghiêm Sơn, việc gì vương cũng nói với nàng. Đây là lần