QUẦN ĐẢO NGỤC TÙ - Trang 291

Trong đám tù lưu vong ly hương cỡ tuổi tôi có Igor Tronko. Tụi tôi thân
nhau vì hai thằng cùng cao lớn mà vô đây thân hình bỗng suy sụp đến da
bọc xương, khô cằn xám ngoét (vì mất tinh thần quá mạnh chắc?). Yếu sức
đến nỗi được đi hứng gió mà chỉ sợ gió thổi bay, chúng tôi đi cặp nhau
bước chân chậm rãi như ông già vậy. Ra cuộc đời hai đứa tôi chỉ đồng tuổi,
còn cái gì hai đứa cũng “đường song song không bao giờ gặp nhau!”. Một
thằng miền Bắc, một thằng miền Nam và từ lúc còn ẵm ngửa thần Định
Mạng đã rút số giùm hai đứa tôi: Tôi lãnh cây thẻ ngắn, Igor trúng cây
thẳng dài hay sao mà tôi ru rú xó nhà hắn long đong năm châu bốn biển!
Ông thân sinh Igor đâu có điều kiện cao sang gì, kẹt là binh nhì truyền tin
trong quân Bạch Nga nên phải lưu vong vậy thôi.
Qua con người Igor Tronko, tôi cảm thấy bọn cùng lứa tuổi tôi ly hương dù
gia cảnh có bần hèn cũng được gia đình chăm sóc và ăn học đến nơi đến
chốn cả. Họ lớn lên trong không khí tự do, không biết đến sợ hãi, không bị
ghép vào khuôn khổ dù các tổ chức Bạch Nga hải ngoại luôn luôn có một
thứ kỷ luật nội bộ khá chặt chẽ. Do đó họ không bị vướng phải nếp sống
buông thả, dễ dàng, vô tư nhưng hung cuồng của giới trẻ Âu Châu hồi đó.
Có lẽ vì ảnh hưởng thảm hoạ từng làm cho cả gia đình hồi ở quê nhà phải
bỏ hết để ra đi?
Phải nhận rằng dù sống ở đâu bọn trẻ phải xa quê hương từ hồi còn ẵm
ngửa vẫn hướng về Đất Mẹ. Họ sống trong tinh thần văn chương nhiều hơn
vì với họ ý thức làm người Nga bắt nguồn ở đó và cũng chỉ có thế thôi. Đất
Mẹ với họ không nằm ở đâu, không hiện hữu chút nào cả. Sách vở họ quá
nhiều nhưng sách nói về Nga Xô Viết lại còn quá ít khiến họ cảm thấy bị
thiệt thòi, nguyên nhân chính khiến họ không thể hiểu được cái gì quan
trọng nhất, cao cả nhất, đẹp nhất ở quê nhà Nga Xô Viết. Những thứ sách
tuyên truyền, dóc láo lại càng bóp méo hình ảnh mờ nhạt xa vời mà họ nghĩ
về quê mẹ cũng như đời sống bên nhà thực sự ra sao thì họ chỉ biết lơ mơ.
Nhưng lòng mong nhớ quê hương ở họ lại dâng lên cao độ: năm 1941 giá
có lời kêu gọi trở về phục vụ thì chắc chắn họ vô Hồng quân bằng hết.
Và nếu hồi đó hồi hương nhập ngũ thì họ thà chết sướng hơn. Bọn trẻ ở hải
ngoại lứa tuổi 25 – 27 rõ ràng đã có quan điểm, tư tưởng riêng chống đối

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.