lết vào trong cầu tiêu để tránh đòn. Vậy mà bà con còn cười được, cười lớn
hơn! Nghĩ đến danh từ "thần tượng hoá cá nhân" của Stalin không khỏi xót
xa.
Than ôi ngồi trên cầu vẫn còn bị hối! Còn gã lính gác ngồi ngất ngưởng
chỗ chòi cao phía ngoài toa xe "theo dõi" bằng mắt và miệng chõ vô hét:
"Đi cấp tốc, đủ rồi, còn chờ đợi gì nữa? Thằng số một vô là vừa rồi. Lẹ
lên". Có cái la-va-bô nước dơ dáy tính thò tay vô rửa qua là bị nạt: "Đừng
có thọc tay vô! Cút ra,". Còn nói gì tới xà bông có cũng không dám giở ra,
lấy khăn lau sơ cái tay cũng hết dám! Đành lại lẹp kẹp đôi dép trên sàn cầu
cực kỳ dơ dáy, vội vàng đi như ăn cướp trở về ca-bin. Đôi dép đó điềm
nhiên bước qua tay, qua vai đồng bọn trước khi trở về đúng chỗ cũ trên
nócc ca-bin, treo ngất ngưởng trên chân để mặc cho nước cứ thế nhỏ giọt,
Đàn bà đi "công tác vệ sinh" đại khái cũng vậy. Cửa ngoài không được
phép đóng mà phải mở hé, vì một chiến sĩ Hồng quân vẫn phải đứng sát
cửa trong canh chừng. Cũng có gã trưởng toán ra lệnh đóng cửa ngoài luôn.
Sau cùng một phụ nữ bắt buộc phải công tác cọ rửa, lính canh bắt buộc vẫn
phải đứng bên "theo dõi" kia mà.
Dù có hối thúc như điên thì 120 con người vẫn không thể làm xong công
việc trong 120 phút. Phải trên 2 giờ! Mất đứt đi một phần tư ca còn gì? Dù
tinh thần cao đến đâu, "hộ tống" mãi cũng phát mệt và tởm. Đó là lý do lính
canh không bao giờ chấp nhận cỡ nửa giờ sau lại: "Xin phép sếp, cho đi".
Thằng nào bày đặt đám đòi đi thêm là phải làm ngay trong ca-bin rồi phải
tự tay bốc hốt mang xuống dưới cầu! "Ăn cho lắm vào". Cái mùi xú uế đó
ai chịu nổi?
Thôi thì cứ giới hạn khẩu phần trước là vừa! Nước uống chỉ nhìn nhín thôi.
Để giới hạn mọi phiền phức. Nhưng bánh khô, cá khô vẫn giữ phải phát.
Luật bắt buộc vậy.
*
Xin đừng hiểu có sự cố tình hành hạ. Chẳng qua luật lệ bó buộc và sao cho
tiện việc, như dân La Mã ngày xưa bị nhốt cũi sắt, lè những cái lưỡi khô
rớm máu cho lính canh đổ muối lên mà thôi. Có mấy khi cố tình nhốt