cái lỗ thoát nước. Tờ giấy sẽ dơ dáy nhưng nó sẽ nằm đâu đó giữa hai
đường rầy hoặc gió tạt ra ven đường,
"Thông điệp" khẩn của anh thế là có dịp dầm mưa dãi nắng, chịu gió bão
đến rã rời, manh mún. Hay được một bàn tay nào đó lượm lên coi. Đời này
thiếu gì người xót thương thân phận tù tội và không khoái Đảng. Họ sẽ
chép lại hay cho vô phong bì đàng hoàng, gởi đến tận nhà anh. Đồng ý
"thông điệp" khó thọ lắm lắm, nhưng thực tế rất nhiều gia đình vẫn nhận
được tin người nhà từ trên trời rơi xuống vậy đó. Thông thường thư không
tem và người nhà chịu phạt nhưng ít ra nhờ mấy nét chữ mờ nhạt của anh
trên mảnh giấy dơ dáy, nhàu nát cũng còn biết anh lưu lạc trại nào,
*
Đi tù đi đày hãy tốp những "thông điệp" kiểu trên. Đừng làm dân quỉnh,
làng xã tức những thằng bị bóc lột mãi! May lắm "thông điệp" của anh tới
nhà được cỡ 5%. Mà có tới cũng chẳng tạo hạnh phúc cho gia đình. Cuộc
đời anh kể từ khi lọt vô Trại Cải tạo thời gian đâu có kể ngày kể giờ nữa.
Đến hay đi tính bằng thập niên, bằng một góc thế kỷ đi. Trở lại sự thực thế
giới của anh ngày xưa thì không bao giờ nữa. Cho nên quên được gia đình
và gia đình quên được anh đi sớm ngày nào hay ngày ấy, càng dễ sống ngày
ấy.
Đồ vật cá nhân – những cái gì bám vào người anh – càng ít càng tốt. Khỏi
nơm nớp sợ mất. Chớ có giữ lại cái va-li! Nhốt chung chạ 25 mạng người
một ca-bin mang va-li đi để cho thầy chú đạp dẹp nó sao? Mà không đạp
thì để làm gì? Đồ lên chiến, áo khoác ngoài đúng mốt, bốt hách đừng mang
theo người. Sớm muộn gì cũng bị bóc lột, bị tịch thu hoặc bị trao đổi ở trên
xe, ở trong khám điều tra hay khám dọc đường. Có ai đòi hỏi hãy nạp mau
mau vì giữ không nổi sợ còn thêm nhục ôm đầu máu mà rút cục mất vẫn
mất. Mang những thứ đó trong người là đối tượng của những bầy kên kên
dòm dỏ, xâu xé. Mãi lo ôm đồ, mất đồ, anh còn bỏ lỡ cơ hội ngàn vàng là
sống và quan sát.
Trước hết là tìm hiểu những con kên kên ở quanh anh. Xưa nay qua các
hình tiểu thuyết của Kipling, Gumilyev, các nhân vật giang hồ, sống ngoài