lo xiết dây giày mà Vera Korneyeva bị gã hộ tống suỵt chó trận tới táp một
phát ngay bàn toạ. Cũng may mà Vera mặc thủ mấy lớp vải dày! Phải chi là
đàn ông đã ăn no đòn hộ tống: chỉ báng súng, gót giày cũng đủ nằm chết
giấc.
Công tác bắt buộc phải vậy, có chi bi thảm? Có chụp hình gởi đăng báo
Daily Express đâu mà sợ. Phải vậy trưởng toán hộ tống mới sống lâu lên
lão làng, chẳng ai đả động đến!
*
Đọc Balzac phải biết đến thứ xe chở tù bít bùng. Xe của Mũ xanh cũng bít
bùng vậy. Chỉ khác là di chuyển nhanh hơn và chất tù chật chội hơn nhiều,
chật cứng.
Những năm 1920 trở đi tù còn được áp giải bộ đi phố phường Leningrad rất
thường. Đến ngã tư là xe cộ, bộ hành ngưng lại hết đợi những cột tù đi hết
đã. Biết bao nhiêu ánh mắt chiếu vào "những thằng phạm pháp"? Người
như thế kia mà bất lương! Mấy ai thời đó đã biết đến những đợt tù tống vô
quần đảo? Nhưng dần dà Cơ quan phải tiến bộ hơn, chở tù cũng phải cơ khí
hoá.
Những xe tù đầu tiên xuất hiện đen sì sì, khi hệ thống đường sá còn nguyên
vẹn chưa canh cải. Đường lát đá tảng xanh gồ ghề, nhíp xe thì quá yếu.
Ngồi bên trong chịu đựng cả một sự lắc lư, hành hạ nhiều khi nhảy dựng
người. Nhưng ăn thua gì, tù có phải là đồ sứ, đồ thủy tinh đâu mà sợ hư bể
dọc đường? Cho đến 1927 vẫn còn kiểu xe kín bít, không một lỗ hổng,
không thèm bắt một ngọn đèn nho nhỏ. Ủa, không khí còn thiếu thì cần gì
ánh sáng? Dĩ nhiên lên xe là tù phải đứng, đứng xuôi tay cho đỡ tốn chỗ.
Nhét được thêm thằng nào là cứ nhét. Có bao giờ không thiếu xe mà đòi
rộng rãi?
Mấy năm sau xe tù sơn màu xám xịt. Chỗ nào viết được, vẽ được đều có
danh hiệu nhà tù cho phân biệt. Sau Thế chiến II, ở mấy đô thị lớn mới có
vụ ngụy trang lớp sơn ngoài rằn ri hay mấy màu tươi tắn, vẽ bảng hiệu
quảng cáo hãng thịt, lò bánh hoặc một mác rượu nào đó.
Bên trong xe gần như không bao giờ thay đổi. Sườn thép, vách thép cang