lừng danh của Nga, có phòng thí nghiệm ở Đức từ 1922 đến 1945. Sau khi
"hồi hương để kiến quốc" bị Stalin tặng 10 năm cải tạo. Sống sót trở về
Mạc Tư Khoa, như trên thì các Sĩ quan Nội An chờ sẵn ở sân ga, chia nhau
bồng bế (thay vì nằm cáng đã quá tử tế) ra xe riêng đưa đi tĩnh dưỡng để
nhà bác học có dịp phục hồi sức khoẻ phục vụ Tổ quốc.
Tập hồi ký Thế giới tù đày của Yakubovich, xuất bản năm 1964 ở Mạc
Tư Khoa viết về những năm đói kém hồi 1890 tù đi đày Tây Bá Lợi Á được
phát mỗi đầu người 10 kopeck tiền ăn đường Hồi đó ổ bánh mì lớn, ngon
nhất là 5 kopeck… một bình sữa 3 kopeck và ở trại Irkutsk xa xôi, đời sống
đắt đỏ tới 10 kopeck một nửa ký thịt nên tù đi đày KHỔ SỞ, THIẾU
THỐN. Than ôi, với những thằng đi đày "cá khô làm chuẩn" thì chỉ mong
sao "thiếu thốn" được nửa ký thịt một ngày!
Yubahovich ghi rõ ràng: "… chỉ vì những đòi hỏi đặc biệt này mà tù
thường phạm thường mệnh danh chính trị phạm là những "đàn anh đớp
híp". Xin bạn đọc phê phán xem có oan hay không?
Tôi cũng nghe nói có vài trường hợp chống cự hẳn hoi, nhất định không
cho bọn côn đồ "làm thịt". Có điều những chiến sĩ đó không bảo vệ Công
lý, bênh vực mấy thằng già yếu bênh cạnh mà chỉ tự bảo vệ lấy thân, đúng
nguyên tắc "võ trang bất can thiệp".
Bằng cớ là ông bạn V.L. Ivnov nay ở Uktha, trong thời gian đi chơi đã
dính Điều 162 (trộm cắp) chín lần và Điều 82 (vượt ngục) năm lần. Nếu ở
đủ án thì phải 37 năm nhưng thực sự Ivanov chỉ ăn cơm nhà lao từ 5 đến 6
năm.
Trong ngôn ngữ của giới Blatnye thì danh từ frayera chỉ bọn người ở
ngoài giới nhưng "nhà quê, làng xã" chớ không phải blatnoi hay Chelovek
(con người, người đàng hoàng).
Tên nhà đại văn hào mà lấy đặt tên cho Trại Cải tạo thì quả thực trớ trêu!
Sao không có trại Pushkin, Gogol hay Tolstoi? Giữa Elgen và Kolyma còn
có mỏ đồng Gorky.