Đồng ý. Nhưng không riêng mình Ivanovo cực khổ. Trại thời buổi đó đồng
đều hết. Vì 1937-1938 thì đến đá cũng phải cực hình nữa là tù nhốt tạm
trong khám tiếp nhận. Như Irkutsk có phải khám tiếp nhận đặc biệt đâu mà
năm 1938 bác sĩ đi khám bệnh đâu có dám nhìn vô xà lim. Họ đi mau mau
ngoài hành lang để sếp gác chạy theo ghé miệng vô hô: “Bác sĩ tới, thằng
nào bệnh nặng đâu? Ra đây.”
Đúng thế thật. Thời kỳ 1937-1938 thì toàn quốc đều cám cảnh như nhau.
Tệ hại nhất in hình ở biển Okhotsk và ở cảng Vladivotosk thì phải. Tối đa
tàu biển chỉ chuyên chở nổi 30 ngàn tù một tháng. Trung ương không cần
biết cứ cho lệnh chở tới. Kẹt cả trăm ngàn người một lúc.
Một trăm thằng tù kẹt? Ai đếm đâu mà biết.
Thằng nào công việc đếm, bắt buộc phải đếm chớ sao.
Đúng thế. Có đếm đâu chớ? Tháng hai năm 1937 ở khám tiếp nhận
Vladivostok chẳng hạn, đâu có trên 40 ngàn tù, phải không?
Nên nói rõ khám tiếp nhận chỉ là nơi tù ở những nơi khác di chuyển tới ở
tạm chờ phân phối đi những chỗ khác. Ở tạm cỡ năm bảy tháng, chen chúc
ngần ấy con người. Đó là lúc rệp nảy nở như cào cào châu chấu, mỗi ngày
½ ca nước. Nước ở đâu ra cho đủ, lấy người đâu xách về. Có nguyên một
trại tù nhốt toàn dân Cao Ly mà chết dần dần không còn một mạng chỉ vì
một chứng kiết lỵ. Mỗi sáng lính vô mỗi trại xách ra không dưới một trăm
cái xác. Hồi đó đang phải xây nhà xác nên tù chết hay đá tảng cũng đi cùng
một xe. Hôm nay còn kéo xe, mai nằm xe đi là thường quá. Tháng 8 năm
ấy dịch chấy rận bắt đầu làm cỏ khám tiếp nhận Vladivostok. Vậy mà thằng
nào chết cũng nằm đỡ trong kẹt ít lâu để anh em hưởng khẩu phần đỡ ít
ngày! Thuốc chữa thì tuyệt đối không có. Không có bất cứ một thứ thuốc gì
nên tù khốn khổ quá phải lết ra tận hàng rào gào lên: “Thuốc đâu? Cho
chúng tôi thuốc!”. Gào lớn quá thì lính gác nổ ít loạt súng cho át đi.
Sau cùng nhà tù đành phải lập riêng 1 trại chấy rận. Những thằng ngắc ngư