đây này. Ai cho phép chúng bay nã bắn vô lối thế?”
Đại tướng Derevyanko quát lớn hơn:
“Tao cho phép hắn. Cứ bắn nữa đi. Bắn đến chừng nào chúng hết dám ba
gai thì thôi.”
*
Tất cả những nhà giam vừa nói trên chưa chính danh khám tiếp nhận. Phải
như ở Kirov kìa! Khỏi cần chọn khoảng thời gian làm chi cho mất công.
Hãy lấy ví dụ năm 1947 đi.
Nên nhớ khám Kirov (tên cũ của Uyatka) đảng phải ở Hắc Hải, nhưng tù
cũng đông vậy chớ. Muốn đóng cửa xà lim là phải 2 giám thị hiệp lực: Một
ông đưa bốt sút, một ông mạnh tay lẹ làng sập cửa. Thây kệ bên trong thu
xếp với nhau. Thời tiết tháng 9 mà tù phải cởi trần thì hơi người phải biết
hầm hập cỡ nào! Ổ ngủ thì 3 tầng trên dưới nhưng nằm là thiếu chỗ. Chỉ
đứng hay ngồi là cùng, phải chia phiên lần lượt. Đứng thì xách, ngồi thì
phải ôm khư khư bọc quần áo trước bụng chớ làm gì có chỗ treo. Tuy nhiên
dân blatnye vẫn có giang sơn riêng: Bọn họ có quyền chiếm ngăn trên
cùng, sát cửa sổ để ngả lưng thảnh thơi. Nói về rệp thì khám Kirov chẳng
chịu thua bất cứ khám nào: Ban ngày chúng cũng hoạt động như điên và từ
trần nhà “thả xuống” nghe rào rào! Dù là khám tạm nhưng đã vô xà lim
Kirov thì tối thiểu cũng kẹt 1 tháng, may mắn lắm mới là 1 tuần!
Nghe bọn tù đua nhau diễn tả đời sống ở những khám tiếp nhận dọc đường,
tôi cũng muốn đóng góp vô những gì đã thấy ở xà lim khám Krasnaya
Presnya tháng 8 năm 1945, đúng mùa Chiến thắng vinh quang. (Nó nằm
gần gũi quá đi, mà tại sao dân Mạc Tư Khoa ít người biết?). Nhưng
Krasnaya Presnya thực sự đã đi đến đâu? Dù sao đêm đến còn duỗi chân ra
được chút đỉnh, rệp cũng như muỗi chỉ tấn công mức trung bình những thân
thể trần truồng láng nhẫy mồ hôi dưới ánh đèn điện chiếu gắt suốt đêm. Dù
sao xà lim của tôi mới nhét cỡ 100 người, có bước đi mới thiếu chỗ đặt
chân. (Được cái ít người muốn cựa quậy, đi lại cho mồ hôi túa ra nhớp
nháp. Mỗi bữa ăn đành phải chịu để ra mồ hôi vậy thôi). Dù sao cũng vẫn
còn 2 ô cửa sổ con con “đậy nút” kỹ càng. Phải chi “nút đậy” thông dụng